* Giữ giống đặc sản địa phương
Ông Trung kể: “Những năm 1980, tôi từng biết đến chôm chôm ở miền Tây. Lúc mới tôi
trồng ít cây, dần dần, tôi đầu tư mở
rộng được 3 vườn chôm chôm, sau trồng thêm chôm chôm nhãn, đến nay lại có thêm
chôm chôm Thái. Khu vực vùng đất trồng nhiều chôm chôm có lẽ giờ này là ở xã Sông Nhạn, Xuân Quế, Bảo Bình, vì đất thích hợp. Trước đây là những
vùng trồng cà phê, sầu riêng…"
Ông Bé chia sẻ: “Cây chôm chôm đặc sản này rất khó chăm, khó
chiều, chỉ cần bón phân dư là trái nứt vỏ. Chôm chôm nhãn không chỉ ngọt ngon
mà còn có mùi thơm nên bị chim chóc ăn nhiều...”. Chính vì vậy, hiện nay nhiều
người đang bỏ dần giống đặc sản địa phương này để chuyển sang cây trồng khác vì
chăm sóc quá vất vả…
* Những người ươm mầm
chôm chôm vùng đất Sông Nhạn
Tuy là “tay ngang” trở thành nông dân nhưng ông Trung, ông Dương
và nhiều bà con khác ở vùng đất Sông Nhạn luôn đầu tư tới nơi tới chốn cho vườn
trái cây. Theo người dân ở đây, từ mười mấy năm trước bà con nông dân, đặc biệt
là khu người Hoa , đã sẵn sàng theo học các lớp tập huấn kỹ thuật do Trung tâm
Dạy nghề phối hợp với Trung tâm VHTT- HTCĐ xã mở để từ đó đưa kỹ thuật và các loại phân, thuốc để xử lý tình
trạng thối trái, chăm cho trái đẹp.
Ông Trung cũng là người từng mày mò tìm hiểu kỹ thuật, lắp hệ
thống tưới để xử lý cho chôm chôm ra trái sớm. Nhưng rồi ông bỏ hết, để vườn
cây phát triển thuận theo tự nhiên vì “cây, trái đúng mùa thì mới cho mẫu mã và
chất lượng ngon nhất”. Ông cũng sẵn sàng thuê nhân công cắt cỏ vì không muốn sử
dụng thuốc diệt cỏ làm hại cho cây, chủ yếu bón phân chuồng để giữ sức cây bền.
Ông mất vài năm tìm tòi ra kỹ thuật phun sương cho trái chôm chôm
ngay sau khi thu hoạch để ướp lạnh một cách tự nhiên và giữ cho trái tươi ngon
lâu nhất. Ông trả công hái, công đóng hàng cao hơn để yêu cầu họ nhẹ tay, không
làm giập, làm hư hao cây trái trong vườn.Ông chăm chút, nâng niu vườn cây của
mình từng chút và cuộc sống đã gắn liền với cây chôm chôm.
*Thương hiệu
trái Chôm Chôm Sông Nhạn - Cẩm Mỹ
Qua nhiều năm, thương hiệu
trái chôm chôm Sông Nhạn tạo được mối liên kết bền vững giữa người nông dân và
hợp tác xã vừa là tổ chức đại diện của nông dân, phối hợp với các doanh nghiệp,
ngân hàng hỗ trợ cung ứng vật tư đầu, vay vốn cho người dân tổ chức sản xuất, vừa
đóng vai trò doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; Từ đó làm cho các hộ trồng chôm
chôm trong vùng Dự án giảm được áp lực
lo lắng từ đầu vào như phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật lẫn đầu ra, không còn bị thương lái chèn ép giá, làm tăng thu nhập
cho người nông dân.
*Những lợi ích từ trái Chôm Chôm
Ngoài phát triển kinh tế,
chôm chôm còn mang lại những lợi ích có
thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad
trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ
ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn. Trong khi đó, bạn có thể sử
dụng lá chôm chôm đun làm nước gội đầu sẽ giúp tóc óng mượt hơn.
*Đầu ra cho trái Chôm Chôm Sông Nhạn - Cẩm Mỹ
Để chôm chôm có đầu ra ổn
định nhờ thường xuyên theo dõi gắn với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá
trình chăm sóc, cộng với thời tiết khá thuận lợi nên các vườn chôm chôm xã Sông
Nhạn năm nay cho đậu tỷ lệ quả cao, quả to và ngọt. Đặc biệt với những hộ dân
trồng chôm chôm Thái có giá cao hơn so với chôm chôm thường và có nhu cầu tiêu
thụ thị trường lớn.
*Những Chính sách, bảo vệ quyền lợi cho nông dân sản xuất
chôm chôm
Để người nông dân duy trì
và giữ vững nghề trồng chôm chôm, người
nông dân được THT và doanh nghiệp liên kết đảm bảo đầu ra, tham dự các
khóa tập huấn và tư vấn kỹ thuật, mua vật tư cây giống, phân bón, thuốc BVTV với
giá ưu đãi. Kết quả là người nông dân sẽ được tăng năng suất, nâng cao thu nhập
và cải thiện cuộc sống. Được thông tin giá mua một cách công khai minh bạch, cập
nhật thông tin giá cả liên tục thông qua Hợp tác xã. Tổ hợp tác cây chôm chôm- sầu riêng Sông Nhạn sẽ là mô
hình điển hình về sự tương trợ, giúp nhau cùng vượt khó, giảm nghèo và nâng cao
đời sống vật chất cho người nông dân.