Định Quán - Xã Phú Ngọc : noi-dung-tin Định Quán - Xã Phú Ngọc
Chào mừng quý vị đến với Website xã Phú Ngọc huyện Định Quán
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
​Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn Cập nhật04-06-2017 09:24
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao nguồn lao động ở nông thôn.


Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn đã nâng cao trình độ tay nghề, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu việc làm qua đào tạo. Đặc biệt chủ trương này còn đẩy mạnh từ hướng cung sang hướng cầu và hoàn thành các tiêu chí đào tạo nghề cho các địa phương đang xây dựng đề án nông thôn mới.

Những năm qua, việc triển khai thực hiện mở các lớp đào tạo nghề nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực. Việc dạy nghề cho lao động nông thôn đã tạo điều kiện để người dân có trình độ tay nghề nhất định, biết cách tổ chức sản xuất, làm giàu cho bản thân và gia đình, xã hội; góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững của địa phương.


Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những chuyển biến tích cực

Bên cạnh đó, việc đào tạo các nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ cho ngành công nghiệp dịch vụ cũng được quan tâm như nghề may công nghiệp, xây dựng... sau đào tạo các học viên đã được các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu tuyển dụng vào làm việc với mức thu nhập ổn định từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất sản phẩm nông nghiệp cũng được coi trọng như nghề trông cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh). Việc đào tạo nghề phụ, nghề truyền thống cũng được triển khai như nghề đan lát, chăn nuôi được nhiều lao động nông thôn là phụ nữ lựa chọn học.

Trong thời gian qua, việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Phú Ngọc đã góp phần thay đổi được nhận thức cho người dân nông thôn. Từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, giờ đây phần lớn trong số họ đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề...để đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh. Không chỉ nhiều nghề mới đang cho thu nhập khá mà ngay trong sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cũng nhanh hơn, cao hơn trước. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ở Phú Ngọc đạt từ 90%, trong đó, lao động qua đào tạo trên 40%, trên 70% học viên sau học nghề tạo được việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng đắn nhưng cần có một lộ trình lâu dài và thực hiện theo phương châm “ mưa dầm thấm lâu ” giúp người dân hiểu được giá trị của học nghề. Điều quan trọng hơn, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền và không phải làm ngày một ngày hai mà phải có sự đồng bộ, có quyết tâm góp phần phát triển kinh tế từng gia đình và xây dựng đề án nông thôn mới tại mỗi địa phương.

Điểm KHCN

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.