Theo đó, các đối tượng lừa đảo làm
giả bằng cấp rồi sử dụng để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số
báo, tạp chí. Sau đó, các đối tượng đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh
doanh… với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên của báo, tạp chí để thu thập
thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở
đó. Khi tìm ra các sơ hở, thiếu sót của các cơ sở, các đối tượng gây sức ép, gợi
ý để các cơ sở biết rõ hoặc ngầm hiểu nếu không đưa tiền cho các đối tượng thì
sẽ bị báo đến chính quyền địa phương và viết bài phản ánh trên báo chí. Do lo sợ
việc bị đưa thông tin trên báo chí sẽ ảnh hưởng đến hoạt động điều hành, kinh
doanh, sản xuất nên các cơ sở đã phải đưa tiền cho các đối tượng.
Các đối tượng tổ chức hoạt động theo từng nhóm
liên huyện, liên tỉnh, trao đổi thông tin về các cơ sở cho nhau. Khi một đối tượng
lấy được tiền ở một cơ sở bất kỳ thì sẽ thông tin lại cho các đối tượng khác biết
để tiếp tục đến cơ sở đó, gây sức ép là phóng viên, cộng tác viên của báo, tạp
chí khác nhằm cưỡng đoạt tài sản.
Hình minh họa (nguồn cục an toàn thông
tin)
Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người
dân cần nâng cao kiến thức để bảo vệ bản thân trước các đối tượng lừa đảo mạo danh
để tránh bị chiếm đoạt tài sản. Các cơ quan, doanh nghiệp cần nhận biết và tìm
hiểu rõ danh tính của đối tượng trước khi thực hiện bất kì một thỏa thuận nào.
Hiện nay, tình trạng làm giả giấy tờ, chứng chỉ, hồ sơ đang tràn lan trên mạng
xã hội và được sử dụng vào những mục đích phi pháp. Người dân cần nâng cao cảnh
giác, nếu gặp trường hợp lừa đảo tương tự cần báo ngay cho cơ quan chức năng,
cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.