Định Quán - Xã Phú Hòa : noi-dung-tin Định Quán - Xã Phú Hòa
Chào mừng bạn đã đến với trang thôn tin xã Phú Hòa- huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai

 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn Cập nhật15-12-2016 12:03
Bác đứng lên bục và giơ cao đũa chỉ huy dàn nhạc. Bài ca Kết đoàn vang lên hùng tráng hơn, mạnh mẽ hơn trong tay của Người - Nhạc trưởng Hồ Chí Minh...

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội tháng 8.1960. Chào mừng thành công Đại hội, Thành đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh nô nức chuẩn bị các hoạt động văn hóa, thể thao. Đặc biệt, Nhà hát Giao hưởng- Hợp xướng Việt Nam được phân công chuẩn bị một chương trình ca nhạc đặc sắc. Nhà hát đã có 114 nhạc công với đầy đủ các bộ: hơi, gõ, dây... còn Hợp xướng thì có chưa đầy trăm ca sỹ diễn viên chuyên nghiệp.

Dàn Đại hợp xướng cần 1.200 diễn viên. Thành đoàn đã huy động lực lượng tham gia là những đoàn viên, thanh niên trong các trường đại học, học sinh lớp 10 của các trường phổ thông và đoàn viên trong các cơ quan Nhà nước. Đại hợp xướng chia thành nhiều bè, mỗi bè từ 200 diễn viên trở lên, đó là các bè basse (giọng nam trầm), bè baryon (giọng nam trung), bè tenor (giọng nam cao), bè alto (giọng nữ trầm), bè soprano (giọng nữ cao hay còn là giọng kim). Tối đến, các sân trường rộn rã tiếng tập hát. Tôi được phân vào bè basse do nhạc sỹ Phan Thanh Nam hướng dẫn.

Các bài hát được chính thức trình diễn trong đêm nhạc hội gồm: Chào mừng đảng Lao động Việt Nam của nhạc sỹ Đỗ Minh; bài Ca ngợi Hồ Chủ Tịch của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước, lời của Lưu Hữu Phước và Nguyễn Đình Thi; bài Cờ Tháng Tám của nhạc sỹ Phan Thanh Nam... Kết thúc là bài ca Kết đoàn – ca khúc nổi tiếng thời bấy giờ mà mọi người dân Việt Nam đều thuộc.

Người chỉ huy Đại hợp xướng là nhạc sỹ Nguyễn Hữu Hiếu, Trưởng đoàn Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Sân khấu được bố trí tại vườn Bách Thảo, nhìn ra mặt hồ nhỏ, có mấy con thiên nga trắng muốt (của Liên Xô tặng) đang bơi lội. Phía tay phải là núi Nùng, thường gọi là Nùng Sơn, biểu tượng non sông của Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội: Núi Nùng, Sông Nhĩ. Phía sau là đường Hoàng Hoa Thám, chạy từ Phủ Thủ tướng lên trên Bưởi- nơi có sân vận động Quần Ngựa – đã long trọng đón tiếp Bác và T.Ư Đảng về Thủ đô ngày 1.1.1955.

Những đêm trước, chúng tôi được tập dượt nhiều lần, nhất là vào giai đoạn ráp hai phần ca và nhạc lại với nhau. Người vất vả nhất là Nguyễn Hữu Hiếu. Làm thế nào để 1.314 con tim sẽ cùng hòa một nhịp và các bài ca sẽ được hát đúng tông, đúng nhịp? Tôi còn nhớ nhạc trưởng Nguyễn Hữu Hiếu có lần cho tạm ngưng tập bài hát giữa chừng và đã chỉ đúng vào vị trí một giọng hát sai.

Đêm 3.9.1960.

Trời Hà Nội vào thu, hàng ngàn người dân Hà Nội tề tựu đông vui trong vườn Bách Thảo. Các sân khấu nhỏ ngoài trời rộn rã tiếng đàn, tiếng hát. Các sàn đấu thể thao cũng náo nức lạ thường.

Dàn Đại hợp xướng trang phục gọn gàng: nam, quần tây xanh, áo sơmi trắng dài tay; nữ, áo dài, quần trắng. Các nhạc công khoác áo gilet và thắt nơ đen. Màu trắng của dàn Đại hợp xướng nổi bật giữa thảm cỏ xanh trong bầu trời đêm Thăng Long tráng lệ. Khuôn mặt ai ai cũng ngời niềm vui khôn tả. Không khí Đại nhạc hội như lắng lại, khi từ đầu phía Phủ Chủ tịch xuất hiện một đoàn người, đi đầu là một cụ già râu tóc bạc phơ nền nã trong bộ đồ bà ba lụa nâu, chân đi dép lốp cao su Bình Trị Thiên. Đó chính là Bác Hồ, vị cha già của dân tộc. Tiếp theo sau là các vị: Mukhiđinốp, đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô; Lý Phú Xuân, đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc; Francoise Biou, Đảng Cộng sản Pháp; Đanghê, Đảng Cộng sản Ấn Độ... và còn rất nhiều các vị khác đại diện cho các Đảng Cộng sản và công nhân thế giới tới dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam.

Bước đi khoan thai của Bác dừng lại trước sân khấu lớn- nơi Dàn Đại hợp xướng đang chờ đợi giây phút trang nghiêm bắt đầu. Hơn 1.000 trái tim như muốn ngừng đập. Có người đã bật khóc khi nhìn thấy Bác.

Khi Đoàn đại biểu dừng lại. Các nhạc công đứng lên nhường ghế. Bác khoát tay từ chối. Và trong một phút hết sức bất ngờ, Bác ngồi xuống bãi cỏ. Các đại biểu đều làm theo. Những bài ca hùng tráng bắt đầu cất lên. Chúng tôi, những thanh niên Hà Nội được dịp hát cho Bác nghe đã hát như muốn vỡ tung lồng ngực, hát như chưa bao giờ được hát một cách say sưa đến thế. Chúng tôi đã cất tiếng hát từ trái tim tuổi trẻ. Nhạc trưởng Nguyễn Hữu Hiếu hào hứng chỉ huy đến nỗi đũa nhạc gãy làm đôi, phải thay cái khác. Những người dự hội vây quanh sân khấu vòng trong, vòng ngoài.

Khi câu cuối bài ca Kết đoàn kết thúc, Bác nhanh nhẹn đứng lên và đi đến bục chỉ huy. Bác ra hiệu. Hiểu ý, nhạc trưởng Nguyễn Hữu Hiếu trân trọng trao chiếc gậy chỉ huy cho Bác. Bác đứng lên bục và giơ cao đũa nhạc. Bài ca Kết đoàn lại vang lên hùng tráng hơn, mạnh mẽ hơn trong tay của Người - Nhạc trưởng Hồ Chí Minh.

Kết đoàn chúng ta là sức mạnh

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long đã kịp ghi lại khoảng khắc lịch sử ấy. Bức ảnh Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn là tác phẩm để lại cho đời sau.


           Tin ảnh: Sưu tầm

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.