|
|
|
|
|
|
|
|
Gia tăng giá trị cho đặc sản địa phương
|
Cập nhật21-12-2021 01:29
|
Theo số liệu của Cục thống kê, đến cuối 2020, toàn tỉnh có khoảng 10.600 ha đất trồng chuối, trong đó, huyện Trảng 3.600 ha, huyện Thống Nhất 3.500 ha, huyện Định Quán 700 ha, huyện Xuân Lộc 500 ha và rải rác ở các địa phương khác trong tỉnh. Tuy vậy, người dân trồng chuối trên địa bàn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm, kể cả có một số vùng trồng chuối có quy mô xuất khẩu, do tình hình dịch bệnh Covid-19, hoạt động xuất khẩu đều phải ngưng trệ. Xuất phát từ nghề gia truyền nhiều đời, Cơ sở sản xuất rau củ quả Cường Hoa đã lớn mạnh từ hộ sản xuất sản xuất chuối phơi, lên hộ sản xuất chuối sấy và hình thành cơ sở sản xuất rau củ quả như hiện nay và là một trong những đơn vị góp phần gia tăng giá trị sản xuất chế biến nông sản địa phương.
|
Theo
chị Bùi Thị Nguyệt Thùy, chủ cơ sở sản xuất rau, cử, quả sấy Cường Hoa, huyện
Thống Nhất, cho biết, nhận thấy tiềm năng lớn của sản phẩm chuối ngay trên địa
bàn huyện Thống Nhất cũng như các địa phương khác trong toàn tỉnh, chúng tôi đã
bắt tay gây dựng cơ sở chuối sấy Cường Hoa, phát triển các sản phẩm đa dạng
theo nhu cầu và thị hiếu khách hàng, đến nay, cơ sở chủ yếu sản xuất các dòng sản
phẩm chính như: chuối sấy giòn mè, chuối sấy dẻo, chuối ép dẻo, snack chuối tẩm
phô mai. Cũng theo chị Thùy, điểm nổi bật trong sản phẩm chuối Cường Hoa là
chúng tôi ứng dụng công nghệ hiện đại trong các khâu sản xuất, đăng ký sở hữu
trí tuệ cho sản phẩm, sản phẩm Cường Hoa đạt chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm và luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Từ năm 2018 trở về trước,
Cơ sở Cường Hoa luôn phải dùng lò sấy bằng than giống như nhiều cơ sở sấy hiện
nay vẫn đang phải sử dụng, thế nhưng, cách sấy bằng than cho ra chất lượng sản
phẩm không đồng đều, tốn nhân công cho quá trình đảo sấy sản phẩm thì đến nay,
nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm khuyến công, cơ sở đã đầu tư toàn bộ giàn sấy
bằng điện, bếp chiên điện. Các công đoạn sơ chế sản phẩm khác như làm sạch, sơ
chế vỏ, thái mỏng, đóng gói, tẩm gia vị…đều được ứng dụng máy móc để thực hiện.
Chính việc đầu tư máy móc công nghệ là yếu tố giúp cơ sở có thể cạnh tranh với
các dòng sản phẩm cùng loại tại địa phương trong khi đa số các cơ sở khác vẫn
đang tiến hành sấy, chiên sản phẩm bằng bếp củi, rất khó để kiểm soát chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển
Bên
cạnh việc đầu tư công nghệ cho các công đoạn sản xuất, cơ sở Cường Hoa cũng rất
quan tâm đến đầu ra cho sản phẩm, hình thành hệ thống của hàng online cũng như
ofline-một mắt xích quan trọng trong hệ thống liên kết sản xuất bền vững. Theo
chị Bùi Thị Nguyệt Thùy, hiện Cơ sở có 5 cửa hàng chính, 200 đại lý và cửa hàng
online ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, cơ sở cũng nhận rất nhiều đơn hàng xuất
khẩu trong thời gian vừa qua. Nếu như từ trước đến nay cơ sở Cường Hoa luôn tập
trung cho các đơn hàng sỉ, tuy nhiên trong 2 năm nay, theo chị Thùy hiện cơ sở
cũng tập trung cho việc xây dựng các kênh bán lẻ, đầu tư cho việc xây dựng nhãn
mác, bao bì để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hà Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|