1. Đất
trồng
Cây bơ
trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất
trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát
triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6, trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Ở vùng đất
quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.
2.
Giống trồng
Cây bơ
trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả. Phải trồng
cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt
cao, dạng quả và chất lượng quả đãm bảo được thị trường trong nước và phù hợp một
số tiêu chuẩn xuất khẩu.
3. Mật
độ, cách trồng
- Điều
kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m, trồng xen kết hợp
che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m, vườn trồng mới cà
phê nên hạn chế xen bơ ở khoảng trống nơi ngã tư
- Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20
kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình, rải 0,3 -0,5kg
vôi.
- Dùng
dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất,
rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng
gió và lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung
quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần che nắng,
cắm cọc.
4.
Phân bón
Cây con
nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu
phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh
trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ
dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan.
Cần bổ
sung vôi và phân hữu cơ, phun bổ sung phân qua lá như phân bón lá cao cấp Alpha
Super, Antonic, Thần Dược giai đoạn KTCB hoặc sau bón lần 1 và lần 3; Dùng Grow
More trước và sau bón lần 4.
5.Tỉa
cành tạo tán
Tiến
hành 2 -3 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc
ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán
tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ hoa ra trong năm đầu
để cây đủ sức phát triển. Ơ cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu
nước, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính giống!
6.
Tưới và tủ gốc
Cây bơ
cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ
gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô.
Việc tưới
quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.
7.
Phòng trừ sâu, bệnh
Ở cây
bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hướng IPM (hạn
chế dùng thuốc BVTV), nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt
và phun thuốc phòng trị cục bộ.
Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất.
Ảnh: caygiongnongnghiep1.vn
7.1.
Bệnh hại phổ biến
- Bệnh
Thối rể, nứt thân:
Do nấm
Phytophthrora cinamoni, ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, nấm xâm nhập làm
hư rể cọc, sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh
có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống
thân chính.
Cần
tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rể; Phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên
thân và thâm đen trong mạch gỗ.
- Bệnh
khô cành: Do nấm Colletotrichum cloeosporiodes,
nấm xâm nhập vào trên cành làm cành khô chết. Trên trái đã già, nấm xâm
nhập qua vết thương, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).
Ngoài
ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất
hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.
- Bệnh
trên quả già : Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1-3cm)
tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, ở các giống bơ Sáp nhìn khá rỏ vào thời điểm
sắp thu hoạch những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt
và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán. Nhìn chung, cần tạo vườn thông thoáng,
dọn sạch tàn dư, sau đậu trái nên phun thuốc phòng ngừa
7.2.
Sâu hại phổ biến
- Côn
trùng hại rể: Gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt
là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây
suy dễ chết.
- Bọ
xít: Gồm 2-3 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt
là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt
quả, mật số cao sẽ làm rụng nhiều quả, là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh,
làm giảm rất rỏ năng suất và chất lượng quả.
- Mọt đục
thân cành:
Xuất
khá phổ biến trên các vườn bơ, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với
sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lổ đục (có thể là nấm) xuất hiện từ giữa mùa
mưa khá rộ vào đầu đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm
giảm quá trình sinh trưởng, phát triển và cành dễ gãy.
8.
Thu hái & vận chuyển theo tiêu chuẩn
8.1. Dụng
cụ: Gồm sào thu hái gắng với túi hái có lưỡi cắt, bao, bạt gom quả, kéo cắt
cành, sọt chuyên chở và tấm lót
8.2.
Xác định độ già thu hoạch
Cây bơ
ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lượng, vụ bơ nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả,
xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong
- Bắt đầu
có một vài quả già rụng
- Vỏ quả
chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn
- Âm
thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng)
- Vỏ lụa,
vỏ hạt khô, dai và chuyển sang màu cánh dán
- Màu
thịt quả vàng hơn
- Xác định
qua hàm lượng % chất khô
8.3
Phân loại, vận chuyển
- Cắt
cuống còn 5mm, phân loại sơ bộ thành 2–3 loại, xếp vào sọt riêng hay theo lớp
riêng, lót carton, rơm để chống sốt, trày sướt, che đậy giỏ bơ bằng bạt gom quả./.
Nguồn: Sưu tầm