I. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Điều kiện sinh lý của cây sầu riêng:
+ Sầu riêng là cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm
không khí cao.
+ Không ưa với khí hậu nóng và khô hanh.
+ Lá là nơi dự trữ thức ăn chính của cây
nên khi lá rụng là cây suy yếu và chết.
+ Trong giai đoạn chín mà mưa nhiều thì thịt
trái sẽ nhão.
+ Cây có thể phát triển và sinh trưởng trên
nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, độ dốc
không quá 300, gần nguồn nước tưới.
+ Không chịu đất phèn, mặn và úng, phát triển
kém trên đất sét nặng.
+ Cây sầu riêng không chịu được gió mạnh vì
là loại thân gỗ yếu và có bộ rễ nông.
2. Giống trồng:
Sầu riêng không phải là cây tự thụ phấn mà
là cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng, gió, do đó nếu trồng bằng hạt thì sẽ xảy ra
biến dị lớn. Vì vậy nên:
+ Trồng sầu riêng bằng cây ghép mắt hoặc
ghép cành.
+ Cần trồng ít nhất 2 giống trên vườn để sự
thụ phấn chéo xảy ra làm đậu trái sầu riêng tốt hơn.
3. Kỹ thuật ghép:
- Gốc ghép: Được ương từ hạt sầu riêng thường.
- Cành, mắt ghép: Được chọn từ cây mẹ đầu
dòng.
- Phương pháp ghép:
+ Ghép cành
+ Ghép mắt
4. Khoảng cách trồng:
Tốt nhất nên trồng thưa để vườn thông
thoáng, cây khoẻ mạnh, dễ chăm sóc và ít bị bệnh thối trái. Tuỳ theo thực tế mà
có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen.
+ Nếu trồng thuần: 125 cây – 156 cây/ha (
8m x 8 –10m/cây)
+ Nếu trồng xen: 70 cây – 100 cây/ha (10m x
12m/cây)
5. Chuẩn bị hố trồng:
+ Kích thước hố: Đất tốt thì 60 x 60 x
60cm; Đất xấu thì 70 x 70 x 70cm.
+ Bón lót: 15 – 20kg hữu cơ + 0,5kg super
Lân + 200g NPK 16-16-8/hố,
10-20g Diazinon (Basudin 10G), Carbofuran
(furadan 3G),… để trừ mối, dế, kiến và sâu đất.
6. Cách trồng:
+ Đảo trộn hỗn hợp đất và phân sau đó lấp hố
trước khi trồng 10-15 ngày.
+ Moi giữa hố 1 lỗ vừa bịch cây con.
+ Xé bỏ bầu sao cho không bị vỡ bầu.
+ Đặt cây vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu
cây con.
+ Những nơi đất cao, sườn dốc, nên trồng âm
sâu hơn mặt đất.
+ Lấp kín mặt bầu, dậm chặt.
+ Cắm cọc và buộc giữ cây con khỏi đổ ngã.
+ Vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng
nước.
+ Sau đó phủ kín cỏ rác để giữ ẩm cho cây.
II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC
1. Chăm sóc cây con:
+ Sau trồng cần che bóng cho cây con và
không che quá 50% ánh sáng.
+ Cần tưới nước thường xuyên khi trời nắng
hạn để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khoẻ mạnh, nhanh cho trái.
+ Đầu mùa khô cần tủ cỏ rác xung quanh gốc
để giữ ẩm cho cây.
+ Bón phân năm đầu: Hữu cơ + 0,3kg N:P:K:Mg
18:11:5:3 và chia ra 4 lần bón trong một năm.
2. Bón phân:
- Giai đoạn cây con cần bón 5- 10kg phân hữu
cơ/năm, kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao như: 16-16-8, 20-20-15, và tăng
dần ở những năm đầu cho trái. Liều lượng và số lần bón như sau:
Tuổi
cây
|
Lượng
phân (kg/cây/năm)
|
Số
lần bón/năm
|
1
|
0,3
|
4
|
2
|
0,6
|
4
|
- Giai đoạn cây cho trái ổn định thì bón 3
lần như sau:
+ Lần 1: Sau thu hoạch tỉa cành, bón 10-
20kg phân hữu cơ, kết hợp bón 5- 6 kg phân vô cơ/cây.
+ Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày cần bón
thúc ra hoa 2-3kg phân NPK có hàm lượng lân cao như: NPK 10-50-17 và tưới nước
cách ngày.
+ Lần 3: Khi trái to bằng trái chôm chôm
thì bón 2- 3kg phân NPK có hàm lượng kali cao như: NPK 12-12-17 kết hợp tưới nước.
Ngoài ra có thể sử dụng phân bón qua lá để
góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái.
Chú ý: Không nên bón phân KCl, vì phân sẽ
làm giảm chất lượng trái.
3. Trồng cây chắn gió, che bóng, trồng
xen che phủ đất:
+ Trồng các loại cây chắn gió và che bóng
như : Keo lai, xà cừ.....
+ Không nên trồng xen các loại cây ký chủ của
nấm Phytophthora. Như: Đu đủ, Dứa, Ca cao . . .
4. Tỉa cành, tạo tán:
4.1. Tỉa bỏ các cành:
+ Cành mọc từ gốc ghép, mọc đứng.
+ Cành ốm yếu và chỉ để một ngọn.
+ Cành bị sâu bệnh.
+ Cành mọc gần mặt đất, chỉ để cành thấp nhất
mang trái trên 1 mét.
+ Cứ một vị trí trên thân chỉ để 1 cành
(tránh bị tét).
+ Khoảng cách các cành khi cây còn nhỏ là
10cm, cây lớn 30cm.
4.2. Giữ lại cành:
Mọc ngang, ở độ cao hợp lý, phân bố đều các
hướng, cành khoẻ mạnh.
5. Tỉa hoa, trái:
+ Trước 30 ngày sau khi đậu trái cần tỉa bỏ
bớt hoa.
+ Các loại trái cần tỉa bỏ như: mọc dày,
méo mó, sâu bệnh.
Ảnh: Internet
Nguồn:
Sưu tầm