2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:
Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông
Nam Bộ
3. Họ và tên
chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Đỗ Văn Thịnh
Cá nhân tham gia: KS. Chu
Thị An, KS. Võ Thành Sâm, KS. Lê Thị Huyền, KS. Huỳnh Thị Bích Tuyền, KS.
Nguyễn Thị Hạnh, KS. Vũ Thị Hà, KS. Phạm Thị Mười, ThS. Nguyễn Tuấn Vũ, KTV.
Nguyễn Thị Nguyên Vân.
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
Tạo ra sản phẩm an toàn hơn và góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế cây quýt ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu cụ thể:
- Nắm bắt hiện trạng, những trở ngại trong sản xuất cây quýt.
Từ đó đề ra hƣớng phát triển hiệu quả hơn cho sản xuất cây quýt ở huyện Định
Quán.
- Cây phát triển tốt và tỷ lệ bệnh vàng lá Greening giảm
thông qua mô hình trồng mới và thâm canh quýt thời kỳ kiến thiết cơ bản và mô
hình trồng xen ổi trong vƣờn quýt.
- Nâng cao năng suất (tăng 10-15% so với đối chứng), tạo ra sản
phẩm an toàn hơn và tăng hiệu quả kinh tế (lợi nhuận tăng >15%) thông qua
các mô hình sản xuất quýt theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Nâng cao kỹ năng sản xuất cây quýt theo tiêu chuẩn VietGAP
cho các nhà vƣờn ở huyện Định Quán thông qua đào tào kỹ thuật viên, tập huấn và
hội thảo đầu bờ.
5. Kết quả thực hiện:
+ Đã có 1 báo cáo kết quả điều tra hiện trạng canh tác cây
quýt trên địa bàn huyện Định Quán.
+ Đã xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh quýt thời kỳ kiến
thiết cơ bản diện tích 02 ha với 02 hộ tham gia ở xã Phú Túc và 01 hộ tham gia ở
xã Thanh Sơn. Năng suất tăng 23,92 - 25,69%, hiệu quả kinh tế tăng 25,34% so với
đối chứng.
+ Đã xây dựng mô hình trồng xen ổi trong vườn quýt diện tích
02 ha với 02 hộ tham gia ở xã Thanh Sơn và 01 hộ tham gia ở xã Phú Túc. Mô hình
sinh trưởng tốt, không bị nhiễm bệnh Greening, hiệu quả kinh tế tăng 32,73% so
với vƣờn đối chứng trồng thuần quýt và tăng 20,16% so với vƣờn đối chứng trồng
thuần ổi.
+ Đã xây dựng mô hình sản xuất quýt theo tiêu chuẩn VietGAP
diện tích 05 ha với 05 hộ tham gia ở xã Thanh Sơn. Năng suất tăng 18,92%, chất
lƣợng an toàn, hiệu quả kinh tế tăng 46,32% so với đối chứng.
+ Đã đƣợc cấp giấy chứng nhận VietGAP cho THT Quýt Đường
Thanh Sơn với diện tích là 5 ha, mã số chứng nhận là CF28/01.71.7832.
+ Đã xây dựng Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa “Quýt Đường
Thanh Sơn” và đã đƣợc Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận.
+ Đã biên soạn Sổ tay “Quy trình trồng mới; trồng xen ổi và sản
xuất Quýt Đường theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai” và có
thể chuyển giao cho nhà vườn có nhu cầu.
+ Đào tạo 10 kỹ thuật viên: Đây là lực lượng nòng cốt để duy trì và nhân rộng mô hình tại địa phƣơng.
+ Tập huấn kỹ thuật cho 200 nhà vườn: Các nhà vườn đều được nắm
kỹ thuật và có khả năng trồng cũng nhưhăm sóc cây quýt tốt hơn.
+ Tổ chức 02 hội thảo đầu bờ cho 100 nhà vƣờn và cán bộ địa
phương: Đại biểu tham dự đã được tham gia trao đổi kinh nghiệm với các hộ thực
hiện mô hình, đƣợc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật.
+ Dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi
trƣờng cho nhà vườn trồng quýt và đã lan tỏa được nhiều ngƣời dân muốn tham gia
mô hình đồng thời theo định hƣớng phát triển cây Quýt Đường của huyện Định
Quán.
6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 4/2017 đến
tháng 4/2019
7. Kinh phí thực hiện: 1.622.517.000
đồng