2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung Tâm
Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp bền vững
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Bùi Xuân Khôi
4. Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:
Mục tiêu nghiên cứu
- Công nhận
cá thể đầu dòng và xây dựng vườn cây đầu dòng cho một số giống bưởi, xoài, sầu
riêng và chôm chôm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Nội
dung nghiên cứu chính:
Nội dung 1: Tuyển chọn cây đầu dòng xoài,
bưởi, sầu riêng và chôm chôm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Công việc 1: Điều tra, khảo sát
nhanh đánh giá quần thể bưởi, xoài, sầu riêng và chôm chôm.
- Công việc 2: Tuyển chọn quần
thể tốt
- Công việc 3: Tuyển chọn cá thể ưu tú trong quần thể tốt xoài, bưởi,
chôm chôm, sầu riêng.
- Công việc 4: Công nhận
cây đầu dòng
Nội dung 2: Xây dựng vườn cây đầu dòng
- Công việc 1: Nhân giống
cây đầu dòng bằng phương pháp ghép.
- Công việc 2: Trồng và
chăm sóc vườn cây
Nội dung 3: Hội thảo khoa
học
5. Lĩnh vực nghiên cứu: 40104; Tên gọi:
Cây rau, cây
hoa và cây ăn quả
6. Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung 1: Tuyển
chọn cây đầu dòng bưởi, xoài, sầu riêng và chôm chôm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Công việc 1:
Điều tra, khảo sát nhanh quần thể bưởi, xoài, sầu riêng và chôm chôm
-
Thu thập thông tin từ các cơ quan nông nghiệp và các ngành có liên quan ở các
địa phương, các vùng trồng cây ăn quả tập trung.
- Điều tra, khảo sát tại vườn, phỏng vấn nông dân
theo phiếu điều tra.
- Số lượng quần thể điều tra khảo sát: 450 quần thể
(mỗi quần thể tương đương 1 vườn), chia đều cho 9 giống (50 quần thể/giống).
Thực hiện điều tra khảo
sát trên 9 giống bao gồm: Bưởi: 1 giống (bưởi da xanh); xoài gồm 3 giống (cát
Hòa Lộc, Cát chu, Đài Loan); chôm chôm gồm 3 giống (Java, Nhãn, Rong-riêng); sầu
riêng gồm 2 giống (Ri-6, Monthong).
- Địa điểm điều tra khảo sát:
+ Bưởi da xanh: Điều tra tại huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu,
Định Quán, Tân Phú.
+ Xoài:
điều tra tại huyện Định Quán, Vĩnh Cửu, Xuân Lộ
+ Sầu
riêng: Điều tra tại huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú và Tp. Long Khánh.
+ Chôm chôm: Điều tra tại huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống
Nhất và Tp. Long Khánh.
Các chỉ tiêu điều tra:
Theo phiếu điều tra soạn
sẵn (Chi tiết phiếu điều tra khảo sát: ở phần phụ lục II).
Điều tra khảo sát đánh giá nhanh các quần thể trong
sản xuất để chọn ra quần thể tốt dựa vào các đặc tính sinh trưởng, sâu bệnh
hại, năng suất vườn và chất lượng quả (10TCN 601-2004 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT).
Các tiêu chuẩn để tuyển chọn quần thể (theo tiêu
chuẩn bình tuyển cây đầu dòng):
- Tuổi vườn: Bưởi da xanh >
7 năm; Xoài, sầu riêng, chôm chôm >10 năm
- Vườn cây sinh trưởng tốt,
ít bị sâu và bệnh hại
- Diện tích vườn ≥ 1.000 m2
- Năng suất quần thể cao hơn
sản xuất đại trà ≥ 10%, ổn định trong 3 năm.
Công việc 2: Tuyển chọn quần thể tốt
- Phiếu khảo sát tại quần thể, mô tả các đặc điểm
hình thái theo IPGRI (2007).
- Số vườn
theo dõi n = 20 quần thể.
- Mỗi
quần thể theo dõi 5 cây theo đường chéo góc, các cây theo dõi có hình thái đặc
trưng của giống, cây có năng suất không bị gián đoạn trong 3 năm gần nhất, cây sinh
trưởng tốt.
+ Mỗi quần thể theo dõi được đánh mã
số để khảo sát, theo dõi.
+ Trên
mỗi quần thể, các cá thể chọn để theo dõi được đánh mã số. Quy ước đánh mã số:
QTTC-a-ĐN-ký hiệu tên giống
|
Cây số b
|
Trong đó: QTTC là quần thể tuyển chọn
ĐN:
Đồng Nai
a: Số thứ tự quần thể
theo dõi (a: từ 1-50)
b: Số thứ tự của cây theo dõi
(b: từ 1-5)
Mẫu đánh dấu mã số:
Trong đó: QTTC-1 là quần thể tuyển chọn số 1;
ĐN:
Đồng Nai; BDX: bưởi da xanh
Chỉ
tiêu theo dõi:
Theo phiếu khảo sát soạn
sẵn (Chi tiết phiếu khảo sát: ở phần phụ lục III). Các chỉ tiêu chính gồm:
+ Khả năng sinh trưởng: Chiều
cao cây, đường kính tán
+ Đặc điểm nông học: Hình dạng tán
cây, tập tính sinh trưởng, mật độ cành, góc cành, màu sắc chồi ngọn, bề mặt
chồi ngọn; mô tả trên hoa, lá và quả.
+ Năng suất và thành phần
năng suất: số trái/cây; trọng lượng trái, năng suất thực tế.
+ Chất lượng quả: Trọng lượng quả, hình dạng quả,
kích thước quả, màu sắc quả, màu sắc thịt quả, số hạt/quả (đối với bưởi da
xanh), độ brix,….phụ thuộc vào từng giống sẽ có chỉ tiêu cụ thể trong phiếu
khảo sát.
+ Khả năng
chống chịu sâu bệnh, tính chống chịu thời tiết bất thường (ngập úng, khô hạn,
chịu phèn…)
+ Chỉ
tiêu sâu bệnh hại và tình hình sinh trưởng: định kỳ theo dõi 1-2 lần/tháng.
Thu thập
mẫu quả trên cây: Thu quả theo 4 hướng và tầng giữa tán cây (không dị dạng và
không bị sâu, bệnh hại). Số lượng mẫu
quả phân tích:
Phân
tích mẫu quả:
Các
chỉ tiêu phân tích định lượng và định tính trên quả (theo tiêu chuẩn cây đầu
dòng TCVN: 2010 do Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Xử lý số liệu:
- Các dữ
liệu đã mô tả cũng như khảo sát được nhập vào máy tính, sử dụng phần mềm
Microsoft Excel tính giá trị trung bình.
- Xử lý số liệu: Phân nhóm trên tính trạng, tính
trung bình, độ biến động.
Công
việc 3: Tuyển chọn cá thể ưu tú trong quần thể tốt (bưởi, xoài, sầu riêng và chôm
chôm)
- Số cá thể khảo sát: n=20 cá thể. Mỗi quần thể theo
dõi 3 cá thể gồm 2 cá thể tốt và 01 cá thể đối chứng. (mỗi giống10 quần thể,
tổng số cá thể khảo sát: 30 cá thể)
- Các cá thể tuyển chọn được đánh mã số để khảo sát,
theo dõi trong 3 năm. Quy ước đánh mã số: ĐN-ký hiệu tên giống n.
Trong đó: ĐN: Đồng Nai; n: số thứ tự 1, 2, 3...n.
+ Bưởi da xanh (BDX): ĐN-BDX
1, 2, 3...n
+ Xoài cát Hòa Lộc (XHL):
ĐN-XHL 1, 2, 3...n
+ Xoài Cát Chu (XCC): ĐN-XCC
1, 2, 3...n
+ Xoài Đài Loan (XĐL): ĐN-XĐL
1, 2, 3...n
+ Sầu riêng Ri-6 (SRRi-6):
ĐN-SRRi6 1, 2, 3...n
+ Sầu riêng Monthong (SRMT):
ĐN-SRMT-1, 2, 3...n
+ Chôm chôm Java (CCJV): ĐN-CCJV
1, 2, 3...n
+ Chôm chôm Nhãn (CCN): ĐN-CCN
1, 2, 3...n
+ Chôm chôm Rong-riêng
(CCRR): ĐN-CCRR 1, 2, 3...n
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Theo dõi 2 cá thể tốt/quần thể của mỗi giống (10
quần thể/giống; 9 giống => theo dõi 90 quần thể) đánh giá liên tục trong 03
năm về:
+ Khả năng
sinh trưởng: Chiều cao cây, đường kính tán
+ Đặc điểm nông học: Hình
dạng tán cây, tập tính sinh trưởng, mật độ cành, góc cành, màu sắc chồi ngọn,
bề mặt chồi ngọn; mô tả trên hoa, lá và quả.
+
Năng suất và
thành phần năng suất: số trái/cây; trọng lượng trái, năng suất thực tế.
+ Chất lượng quả: Trọng lượng
quả, hình dạng quả, kích thước quả, màu sắc quả, màu sắc thịt quả, số hạt/quả
(đối với bưởi da xanh), độ brix,….phụ thuộc vào từng giống sẽ có chỉ tiêu cụ
thể trong phiếu khảo sát.
+ Khả năng chống chịu sâu bệnh, tính chống
chịu thời tiết bất thường (ngập úng, khô hạn, chịu phèn…)
Thu thập
mẫu quả trên cây:
Thu quả theo 4 hướng ở tầng giữa tán cây (không dị dạng và không bị sâu, bệnh
hại), mẫu quả được phân tích và đánh giá trong phòng thí nghiệm khi quả chín
đều tự nhiên.
- Cá thể đối chứng: Mỗi quần thể theo dõi 1 cây đối
chứng. Chỉ tiêu khảo sát tương tự khảo sát cá thể.
Khảo sát
đặc tính nông học cá thể:
- Mô tả, đánh giá một số đặc điểm thực vật học, nông
học và khả năng thích nghi dựa theo phương pháp của Viện Cây ăn quả miền Nam
(Nguyễn Ngọc Thi và cs., 2003) và
Bioversity International (Bioversity, 2007) được bổ sung cập nhật theo
điều kiện thực tế.
- Mô tả, phân tích mẫu quả trong phòng thí nghiệm.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại: Ghi nhận mức độ
hiện diện của sâu và bệnh hại quan trọng trên mỗi giống (tháng/lần)
- Đánh giá cho điểm: Dựa vào các Tiêu chuẩn
đánh giá, tuyển chọn cây đầu dòng ngoài đồng và Tiêu chuẩn đánh giá quả của cây
trong phòng thí nghiệm (Phiếu đánh giá kèm phụ lục), mỗi chỉ tiêu được quy ra điểm
chuẩn, điểm của các chỉ tiêu được liệt kê với tổng số điểm là 300.
+ Điểm đánh giá ngoài đồng căn
cứ vào các chỉ tiêu sau: Tuổi cây, năng suất, tập tính
ra hoa, tình trạng cây lúc quan
sát, sâu bệnh.
+ Điểm đánh giá trong phòng thí
nghiệm căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Hình dáng bên ngoài (Dạng quả, màu sắc và
dạng quả khi chín, trọng lượng quả), phẩm chất quả (Độ dày thịt quả, độ Brix,
độ dày vỏ, cấu trúc thịt quả, hương vị).
Số lượng mẫu quả phân tích: Thu mẫu quả từ 30 cá thể gồm
20 cá thể khảo sát và 10 cá thể đối chứng/giống. Cụ thể:
Chỉ tiêu phân tích mẫu quả:
Quả
được thu vào giai đoạn chín thu hoạch. Quả sau khi thu từ vườn nông dân được để
trong điều kiện phòng thí nghiệm sau 02 ngày tiến hành phân tích chất lượng quả.
Các
chỉ tiêu phân tích định lượng và định tính trên quả (theo tiêu chuẩn cây đầu
dòng TCVN: 2010 do Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Chỉ
tiêu định tính (quan sát, mô tả đánh giá cảm quan) được thực hiện bởi nhóm 5
người, đánh giá, cho điểm. Xử lý số liệu:
- Các dữ liệu đã mô tả cũng như khảo sát được nhập
vào máy tính, sử dụng phần mềm Microsoft Excel tính giá trị trung bình.
- Xử lý số
liệu: Phân nhóm trên tính trạng, tính trung bình, độ biến động
Công việc 4: Công nhận cây đầu dòng
Mỗi
giống làm 1 bộ hồ sơ công nhận 1 cây đầu dòng.
Mỗi
bộ hồ sơ gồm:
1. Đơn đăng ký công nhận cây
đầu dòng
2. Sơ đồ vườn cây, vị trí cây:
Đánh số cây, mã số và vị trí cây trên sơ đồ
3. Tóm tắt quá trình phát hiện
và bình tuyển cây đầu dòng
4. Kết quả bình tuyển cây đầu
dòng:
Nội dung báo cáo cây đầu dòng: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian,
vật liệu gieo trồng; Đánh giá về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất
lượng quả, mức độ xuất hiện về sâu bệnh hại, khả năng chống chịu các điều
kiện ngoại cảnh bất lợi như khô hạn, úng, mặn, gió.
Hồ sơ đề nghị công nhận
cây đầu dòng sẽ được gởi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng
Nai đề nghị thẩm định và cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng.
Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ
cây đầu dòng tại vườn cây có cá thể công nhận cây đầu dòng và tại phòng họp
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.
|
Nội dung 2: Xây dựng vườn
cây đầu dòng
Công việc 1: Nhân giống
cây đầu dòng bằng phương pháp ghép
Phương
pháp:
- Số lượng cây giống: 320 cây giống {bổ
sung (10%) cây trồng dặm <==> số lượng 32 cây}
- Thu cành ghép, mắt ghép: Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán,
không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ
thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo
quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao.
-
Cách ghép: Áp dụng phương pháp nhân giống cây ăn quả của Viện cây ăn miền Nam
- Cách thực hiện:
+ Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ
(bưởi, xoài, chôm chôm)
Bước
1: Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh
hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép.
Bước 2: Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy
mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép
Bước 3: Đặt mắt ghép vào gốc ghép
và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để
tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với
vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía
tượng tầng được trùng khớp.
Bước
4: Sau ghép 20 - 25 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây
ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp
dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.
+ Phương pháp ghép cành bên (đối
với sầu riêng)
Bước
1: Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, mở vết cắt tương tự như
phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ nhưng có kích thước từ 2 - 3 cm.
Bước
2: Trên cành ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài, có kích thước tương tự như
vết mở trên gốc ghép, giữ lại 2 - 3 mầm ngủ.
Bước
3: Cài cành ghép vào vết mở của gốc ghép và dùng dây nilon cuốn kín lại. Cuốn
dây nilon từ dưới lên trên và cố định dây cuốn lần thứ nhất khi cuốn kín vết
cắt, sau đó tiếp tục cuốn dây một lượt lên trên và cố định dây ghép.
Bước
4: Sau ghép 20 - 25 ngày, tiến hành cởi dây ghép đến vị trí cố định dây lần 1
và sau 1 - 2 ngày thì cắt ngọn gốc ghép. Khi cây có 1 - 2 đợt lộc ổn định thì
cắt tiếp phần còn lại của dây ghép.
Công việc
2: Trồng
và chăm sóc vườn cây đầu dòng
Phương
pháp:
- Chuẩn bị đất: Vệ sinh đồng ruộng,
làm cỏ, cày xới, khoan hố (đào hố), bón phân…
- Thiết
kế vườn trồng:
+ Vẽ
sơ đồ bố trí trồng cây cho từng giống.
+
Khoảng cách trồng: 4m x 4m (cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m)
+ Lắp đặt hệ thống tưới tiêu,
+ Trồng và chăm sóc vườn cây theo
quy trình.
Theo
dõi chăm sóc vườn:
- Ghi
chép nhật ký chăm sóc (bón phân, phun thuốc, tỉa cành...), nhật ký khai thác
cành chiết và lấy mắt ghép để sản xuất cây giống.
- Đánh
giá tình hình sinh trưởng, phát triển, đặc
tính nông học (chiều cao, đường kính gốc, số cành cấp 1…), các loài sâu bệnh hại xuất hiện.
- Test nhanh bệnh đối với giống bưởi: định kỳ 3 tháng/lần,
lấy mẫu kiểm tra bệnh Greenning (theo bộ KID của viện CAQ)
7. Kết quả dự kiến:
- Sản phẩm Dạng I:
+ 01 Cá thể bưởi Da xanh đầu dòng được công nhận
(bảo tồn tại vườn nhà dân).
+ 01 Cá thể xoài cát Hoà Lộc đầu dòng được công nhận
(bảo tồn tại vườn nhà dân).
+ 01 Cá thể xoài Cát Chu đầu dòng được công nhận
(bảo tồn tại vườn nhà dân).
+ 01 Cá thể xoài Đài Loan đầu dòng được công nhận
(bảo tồn tại vườn nhà dân).
+ 01 Cá thể sầu riêng Ri 6 đầu dòng được công nhận
(bảo tồn tại vườn nhà dân).
+ 01 Cá thể sầu riêng Monthong đầu dòng được công
nhận (bảo tồn tại vườn nhà dân).
+ 01 Cá thể chôm chôm Java đầu dòng được công nhận
(bảo tồn tại vườn nhà dân).
+ 01 Cá thể chôm chôm Nhãn đầu dòng được công nhận
(bảo tồn tại vườn nhà dân).
+ 01 Cá thể chôm chôm Rongrieng đầu dòng được công
nhận (bảo tồn tại vườn nhà dân).
+ Vườn cây đầu dòng Diện tích 5000 m2 bao gồm 9 giống
được nhân giống từ cây đầu dòng đã được tuyển chọn và công nhận.
- Sản phẩm Dạng II:
+ Báo cáo điều tra khảo sát
quần thể.
+ Báo cáo kết quả tuyển chọn cây đầu dòng bưởi,
xoài, sầu riêng và chôm chôm.
+ Hồ sơ công nhận cây đầu dòng (09 bộ cho 09 giống).
+ Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
+ Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài (Bao gồm
báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).
- Sản phẩm
Dạng III:
+ Bài báo: Kết quả tuyển chọn một số cây ăn quả
(bưởi Da xanh, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Ri6, sầu riêng Monthong, chôm chôm
Rongrieng…) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Sản phẩm Khác:
+ Kỷ yếu Hội thảo (04 bộ tương ứng với 04 cuộc hội
thảo).
+ Bản điện tử (ghi trên đĩa quang, USB) chứa toàn bộ
bản số hóa nội dung kết quả nghiên cứu của đề tài.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
8. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 48 tháng (từ tháng 11/2020 đến tháng 11/2024).