Bệnh tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, là
nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy
thận... có thể gây tử vong hay tàn phế suốt đời cho người bệnh. Theo Cục Y tế
dự phòng, Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp,
tức là cứ trong 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc, trong đó gần 60% chưa
được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Tăng huyết áp có nguyên nhân từ
các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút
thuốc và lạm dụng rượu bia. Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp cần thực hiện các
biện pháp sau:
1. Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì
Tăng cân trong thời
gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng
dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to cũng có nhiều
khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Nên ăn: cá, hải sản,
rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô
như: gạo lứt, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa
các chất béo và làm hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn khoảng 55 – 85g các chế phẩm
từ sữa như pho mát, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại
dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương,
hạt hạnh nhân.
Ăn nhạt: Càng ăn ít
muối, càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một
người khoảng 15gam/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên,
vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
3. Tăng cường hoạt động thể lực
Tích cực vận động thể
lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
4. Bỏ thói quen xấu
Không hút thuốc, hạn chế bia, rượu là biện
pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Không thức
khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo
cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.