Nhân
viên y tế tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi mang thai.
Vẫn còn nặng tư tưởng
giới tính
Chị H.T.P. (KP4C, phường
Trảng Dài, TP.Biên Hòa) là viên chức nhà nước. Vợ chồng chị đã có 2 cô con gái
13 tuổi và 10 tuổi. Tuy nhiên, do chồng chị là con trai trưởng nên luôn tâm
niệm phải có con trai để làm trưởng tôn vì vậy dù không muốn sinh thêm
nhưng để gia đình yên ấm chị P. cũng đành xuôi theo ý chồng có bầu cháu
thứ 3. Nhưng khi siêu âm biết là bé gái, chồng chị không muốn sinh ra nhưng chị
không đồng tình.
BS.CKII Lê Phương Lan, Chi
cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGD tỉnh Đồng Nai cho biết
thực tế có những gia đình ở các huyện vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, thậm chí
nhiều gia đình công chức, viên chức, là đảng viên vẫn còn nặng nề vấn đề sinh
con trai để nối dõi tông đường nên chấp nhận kỷ luật để “kiếm” cho bằng được
con trai. Đồng thời sự phát triển mạnh mẽ của y học cả về phương tiện kỹ thuật
lẫn trình độ chuyên môn của nhân viên y tế là điều kiện để nhiều gia đình tìm
cách lựa chọn giới tính thai nhi.
Bên cạnh đó công tác truyền thông, giáo dục về
dân số tại một số địa phương, đơn vị còn bị xem nhẹ, chưa thật sự đổi mới theo hướng dân số
phát triển. Việc duy trì
hoạt động các mô hình truyền thông tại cộng đồng còn mang tính hình thức.
Việc quản lý các dịch vụ y tế tư
nhân cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cho vị thành niên thanh niên còn lỏng
lẻo, chưa có quy định trong việc thống kê, báo cáo số liệu nạo phá thai. Tình
trạng quan hệ tình dục không an toàn, có thai tuổi vị thành niên, phá thai
không an toàn để lại những hậu quả, làm giảm chất lượng dân số trong tương lai;
Các can thiệp giảm lây truyền
qua đường tình dục và chủ động phòng ngừa vô sinh chưa được chú trọng; Việc triển khai
một số dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS cơ bản thiết yếu tại cơ sở còn gặp nhiều khó khăn
do vướng quy chế khám chữa bệnh…
Chính vì vậy nếu vấn đề MCBGTKS
kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai.
Chất lượng về dân số, cụ thể là tình trạng dư thừa nam giới trong xã hội…
Tăng cường thực hiện các
giải pháp
BS.CKII Lê Phương Lan cho biết,
trong 10 năm qua từ năm 2011-2020 ngành dân số Đồng Nai luôn cố gắng thực hiện
các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng cũng như ổn định dân số và điều đó đã
được chứng minh qua các con số biết nói. Cụ thể, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng
biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 71,6% lên 73,95% vào năm 2020. Tỷ lệ sinh
con thứ 3 trở lên từ 7,29% giảm xuống còn 6,64%. Tỷ lệ phá thai ngoài ý muốn từ
16,3% giảm xuống còn 10,8%. Tỷ suất chết mẹ còn 4,4/100.000 trẻ đẻ sống vào năm
2020. Ngoài ra các tỷ số được đánh từ năm 2019 như: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân năm 2010 là 12,4% đến năm 2019 giảm xuống còn 6,7%;
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là 28,9% giảm xuống còn
23,3%. Tỷ lệ trẻ em gái thừa cân béo phì năm 2019 là 7,5%.. Tỷ lệ chết trẻ dưới
1 tuổi từ 3,3‰ giảm xuống còn 0,2‰ ; Tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi từ 3,3‰ giảm
xuống còn 0,32‰.
Tuy nhiên tỷ số giới tính khi sinh
hiện nay đang ở mức 107,5 bé trai/100 bé gái, mặc dù đang ở mức cho phép tuy
nhiên đây cũng là mức tiệm cận với nguy cơ MCBGTKS
và đang tiếp tục có xu hướng tăng, điều này cho thấy nguy cơ tiềm ẩn trong việc
lựa chọn giới tính thai nhi đang cao. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai sẽ tăng cường triển khai nhiều hoạt động để kiểm
soát MCBGTKS.
Cụ thể chú trọng tăng cường công tác truyền thông nâng
cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát MCBGTKS: Cung cấp đầy đủ, thường xuyên cho các cơ quan thông
tấn, báo chí về nguyên nhân và hệ lụy của MCBGTKS đối với tương lai của đất
nước, các văn bản pháp luật quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi
(LCGTTN), các yếu tố cản trở thực hiện khống chế LCGTTN. Tổ chức truyền thông,
tư vấn trực tiếp cho nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, người cung cấp dịch
vụ liên quan đến LCGTTN về hệ lụy và các quy định nghiêm cấm LCGTTN. Lồng ghép
các nội dung truyền thông về kiểm soát MCBGTKS vào các hoạt động văn hóa tại
địa phương.
Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về kiểm soát
MCBGTKS, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nghiêm cấm, tuyên
truyền, phổ biến, chẩn đoán LCGTTN. Tuyên truyền vận động trực tiếp về kiểm
soát MCBGTKS đến các đối tượng tại cộng đồng, địa bàn cư trú thông qua mạng
lưới cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản và tuyên truyền viên của các
ngành đoàn thể ở cơ sở.
Đưa nội dung về kiểm soát MCBGTKS vào nội dung giảng
dạy tại Trường Chính trị tỉnh và các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh và vào
các hoạt động ngoại khóa trong các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở
trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng, thử nghiệm và mở rộng triển khai các mô
hình: Mô hình lồng ghép nội dung kiểm soát MCBGTKS, giới, bình đẳng giới trong
các trường trung học thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Mô hình
lồng ghép nội dung kiểm soát MCBGTKS vào hương ước, quy ước của làng, bản,
thôn, ấp, cụm dân cư; Mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái để tôn vinh,
nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hôi. Tăng
cường tổ chức tập huấn các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm
soát MCBGTKS cho cán bộ y tế - dân số, cán bộ thuộc các ban, ngành có liên
quan.
T.C