Biên Hòa - Phường Bửu Hòa : Nội dung - Nông thôn mới Biên Hòa - Phường Bửu Hòa
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Đồng Nai: Định hướng hoạt động nuôi tôm càng xanh theo hướng an toàn, nâng cao giá trị và phát triển bền vững Cập nhật02-12-2021 11:18
Hình thành các vùng nuôi tôm càng xanh tập trung theo hướng hiện đại, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong sản xuất, thân thiện với môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế… Đây là một trong những định hướng phát triển hoạt động nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Thu hoạch tôm càng xanh tại xã Trà Cổ, huyện Tân Phú.

Có tiềm năng để phát triển lớn mạnh

Đồng Nai là địa phương có diện tích mặt nước lớn nhất vùng Đông Nam bộ, với tổng diện tích mặt nước là hơn 69,3 ngàn ha (gồm hơn 65 ngàn ha nước ngọt và 4,2 ngàn ha nước lợ); tổng diện tích tiềm năng nuôi thủy sản của tỉnh là trên 49,3 ngàn ha, trong đó chủ yếu là thủy sản nước ngọt. Sản lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản tăng dần qua từng năm; hoạt động nuôi trồng từng bước phát triển theo chiều sâu nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mô hình nuôi, nuôi trồng theo quy trình VietGAP.

Đặc biệt, với lĩnh vực nuôi tôm, diện tích có khả năng nuôi tôm của tỉnh là gần 2.000 ha, trong đó đối tượng chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng thuộc các 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Riêng với con tôm càng xanh, hiện nay toàn tỉnh Đồng Nai có diện tích nuôi khoảng 68 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 130 tấn, chủ yếu tập trung tại huyện Tân Phú với diện tích nuôi là 67 ha. Hiện Tân Phú đã thành lập được 01 Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh với diện tích 44 ha, trong đó đã có 27,2 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Theo các hộ nuôi tôm càng xanh, nếu tính trên 01 đơn vị hécta mặt nước, hiệu quả kinh tế từ con tôm càng xanh luôn cao hơn các đối tượng cá nuôi truyền thống. Với giá bán trùng bình từ 160-180 ngàn đồng/kg tôm càng xanh thương phẩm, sản lượng thu hoạch 1,5-3 tấn/ha sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận từ nuôi tôm càng xanh đạt từ 200-250 triệu đồng/ha.

Quy hoạch phát triển hoạt động nuôi tôm càng xanh của tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, bên cạnh huyện Tân Phú là địa bàn trọng điểm để phát triển nuôi tôm càng xanh, còn có các địa phương khác như: Định Quán, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch… có tiềm năng chuyển đổi một số ao nuôi thủy sản khác sang nuôi tôm càng xanh theo phương thức chuyên canh hoặc luôn canh.


Trong những năm qua, việc phát triển nuôi tôm càng xanh của tỉnh có định hướng nhưng thiếu bền vững. Nguyên nhân là do người nuôi dù có đầu tư nuôi bán thâm canh nhưng đa phần đều chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải; hạ tầng vùng nuôi chưa bảo đảm; hoạt động nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, chưa xây dựng được các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ; chưa có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến nên nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh; chất lượng con giống ngày càng suy giảm…

Đẩy mạnh nuôi tôm theo hướng an toàn, nâng cao giá trị

Nhằm tận dụng những tiềm năng và lợi thế để đẩy mạnh hoạt động nuôi tôm càng xanh theo hướng an toàn, nâng cao giá trị và phát triển bền vững, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 14523/KH-UBND về phát triển sản xuất tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy lĩnh vực nuôi tôm càng xanh của tỉnh phát triển theo hướng an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; làm cơ sở thực hiện các chương trình sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số của tỉnh… Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đúng định hướng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường…

Trong đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025: Diện tích phát triển tôm càng xanh đạt 100 ha, sản lượng đạt thấp nhất 150 tấn đến năm 2025; có từ 2-5 nhóm nông hộ nuôi tôm càng xanh được chứng nhận đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản; ít nhất 20 hộ nuôi tôm càng xanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; Giá trị xuất khẩu tôm càng xanh đạt 25,5 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm; Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ. Mỗi chuỗi liên kết có ít nhất 01 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm càng xanh, 10 cơ sở nuôi tôm thương phẩm và 01 cơ sở thu mua liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh nghiên cứu, chọn lọc đàn giống tôm càng xanh bố mẹ chất lượng, được chọn lọc từ các thủy vực tự nhiên của tỉnh để bổ sung , tiến đến thay thế đàn tôm càng xanh bố mẹ hiện hữu đang bị thoái hóa; Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất, ương dưỡng giống, để chọn tạo để bổ sung đàn tôm càng xanh giống bố mẹ chất lượng từ các thủy vực tự nhiên theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt, tỷ lệ sống cao để bổ sung cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh.

Giai đoạn 2026-2030, diện tích phát triển tôm càng xanh đạt 200 ha, sản lượng tôm nuôi đạt 300 tấn; giá trị sản xuất tôm càng xanh đạt 42 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 15,25%/năm; Duy trì các vùng nuôi đạt điều kiện an toàn thực phẩm; Chứng nhận thêm 3-5 nhóm nông hộ nuôi tôm càng xanh đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm; ít nhất 40 hộ nuôi tôm càng xanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; Duy trì các chuỗi liên kết đã có và xây dựng thêm 01 chuỗi liên kết từ sản xuất giống đến tiêu thụ…

Để thực hiện kế hoạch, hàng loại các nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra, trong đó tập trung đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ về giống, công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ sinh học vào phát triển các vùng nuôi tôm càng xanh của tỉnh; Nghiên cứu, chọn lọc giống tôm càng xanh tăng trưởng nhanh, sạch bệnh để chủ động cung cấp cho các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh; Tổ chức nuôi tôm càng xanh gắn với mô hình quản lý cộng đồng, thúc đẩy phát triển trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào vùng nuôi theo hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm…

Tổ chức thực hiện Kế hoạch trên, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện. Riêng với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh giao bố trí sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng trong phát triển nuôi tôm càng xanh; bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm tôm càng xanh phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, các chủ thể thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu, công bố chất lượng sản phẩm, ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch đối với sản phẩm tôm càng xanh.

Thanh Cảnh

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
Tiếng Việt | English
tim kiem