Vĩnh Cửu - Xã Bình lợi : noi-dung-tin Vĩnh Cửu - Xã Bình lợi
Chưa có thông tin
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa Cập nhật10-10-2017 10:48
Dừa (Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, có thể cao tới 30 m, với các lá hình lông chim dài 4–6 m chứa các lá chét dài 60–90 cm; các lá già khi rụng để lại thân cây trơn nhẵn.

1. Nguồn gốc:

Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

2. Những đặc tính chủ yếu:

Về mặt thực vật học, dừa là quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ (không phải là loại quả hạt thực thụ). Lớp vỏ (vỏ quả giữa) là các sợi gọi là xơ dừa và bên trong nó là "hột" (vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa). Lớp vỏ quả trong khá cứng này (quả dừa được bày bán trong các cửa hàng thuộc các nơi phải nhập khẩu dừa) có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa, gọi là các mắt dừa. Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.

3. Vùng trồng và các giống:

- Dừa dâu (Thanh Hóa)

- Dừa ta và dừa giấy ( Từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào) đậy là các giống có năng suất cao, chịu hạn và gió biển.

- Các tỉnh miền đông Nam bộ trồng nhiều dừa giấy.

- Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trồng chủ yếu dừa ta và dừa dâu. Các giống dừa Xiêm, dừa Ẻo, dừa Tam Quan trồng để lấy nước.

4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:

- Dừa là loại cây có dầu chủ yếu ở nước ta

- Cây dừa có nhiều sản phẩm khác nhau. Từ thân cây, lá, hoa và quả có thể cho ta 360 loại sản phẩm chế biến có giá trị như: dầu dừa, cơm dừa, sợi dừa, than gáo dừa, mức dừa…

Dừa còn là cây chắn gió, chắn cát ven biển, bảo vệ đồng ruộng nội địa, là cây tiên phong ở vùng phèn mặn.

Dừa mang lại hiệu quả kinh tế và dinh dưỡng cao cho vườn gia đình.

5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất. Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt.

6. Nhân giống:

- Chọn ở những cây mẹ từ 10-15 tuổi, tán lá phân bố điều, sẹo lá khít. Lấy những quả chín đầy đủ (vỏ đốm nâu hoặc nâu), không bị khuyết tật, loại bỏ quả nhẹ.

- Ươm quả: Luống ươm quả rộbng 1,5m, có thể đặt 5-6 hàng quả. Mùa nắng làm luống chìm còn mùa mưa làm luống nổi, rảnh luống rộng 50cm.

Quả trước khi ươm vạt vỏ ở phía cuống nơi có mắt mầm, đường kính vết vạt 10cm, ngâm quả trong nước hồ ao một tuần.

- Đặt quả nằm sát nhau trong rạch, chổ vạt để lên trên, dùng rơm phủ lên luống để giữ ẩm, sao 80 ngày mầm dừa mọc lên cao 10-15cm

- Ươm cây con: luống rộng 1,7m để đặt được bốn hàng, rãnh luống rộng 50 cm. Đặt những quả có mầm đã chọn vào luống theo hình tam giác đều có cạnh là 60cm. Mầm đặt thẳng đứng và lấp đất ngang cổ thân. Tưới nước giữ ẩm suốt thời gian ươm.

Có thể ươm cây con trong túi nhựa có k1ich thước 55x45cm.

7. Cách trồng:

- Trước khi trồng 2-3 tháng, đào hố sâu 80-90cm, rộng 50-60cm. Bón vào hố 20-30kg phân chuồng +300-500g phân lân trộn đều với đất rồi lấp hố lại.

- Chọn cây con khỏe mạnh, xanh tốt, có từ 6 lá trở lên, cổ thân to trên 14cm. Đánh bầu, đặt vào hố đã chuẩn bị sãn, lấp đất không sâu quá 5cm.

- Khoảng cách trồng: Tùy theo giống, có thể là 7,5x7,5m, 8x8m hoặc 8,5x8,5m.

8. Chăm sóc:

- Giảm bớt ánh sáng trực tiếp trong 2 năm đầu bằng cách trồng xen cây có bóng.

- Tưới nước giữ ẩm và làm sạch cỏ trong năm đầu.

- Từ năm thứ 2 trở đi cần bón thúc bằng phân chuồng và tro bếp.

9. Phòng trừ sâu bệnh

- Chú ý các loại sâu hại dừa như: Kiến vương, rệp, sâu kén, mối, chuột,…

- Các bệnh thối rữa dừa, khô đọt, chảy mủ ở thân, thối buống…phòng trừ bằng biện pháp tổng hợp và các thuốc hóa học.

10. Thu hoạch:

Tùy theo giống dừa mà thời gian cho quả sớm muộn khác nhau. Với dừa xiêm, dừa dâu, dừa lùn trồng khoảng 3 năm đã trổ buồng còn dừa Bị 6-7 năm sau khi trồng mới có quả.

- Giống dừa trồng để lấy nước từ lúc đậu quả cho đến khi ngọt nước khoảng 6-8 tháng. Tốt nhất là 6 tháng khi thu hái.

- Giống dừa để lấy cùi dừa  khôthì từ thụ tinh xong đến quả dừa chín phải mất 11-13 tháng.

Năng suất quả/cây dừa bình quân của Việt Nam 100 quả/cây.

Tuyết Phương

Nguồn: Sở KH&CN Tỉnh Đồng Nai

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.