BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác cải cách
hành chính trên địa bàn xã Bàu Hàm
1. Công tác lãnh đạo,
chỉ đạo về cải cách hành chính
- UBND xã tham mưu Đảng ủy xây dựng các chỉ tiêu về cải
cách hành chính tại địa phương theo Nghị quyết năm 2023.
- Ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 30/01/2023 về việc
thực hiện công tác CCHC năm 2023 của UBND xã trên cơ sở Kế hoạch số 22/KH-UBND
ngày 17/01/2023 của UBND huyện Trảng Bom về thực hiện cải cách hành chính huyện
Trảng Bom năm 2023 và tình hình thực tiễn tại đơn vị trong đó đề ra 5 nhiệm vụ
trọng tâm (Cải cách thể chế hành
chính, Cải cách thủ tục hành chính, Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, Cải cách chế độ công vụ, xây dựng và phát triển chính quyền điện
tử, chính quyền số).
- UBND xã thực hiện triển khai quyết liệt các văn bản của
UBND huyện như Kế hoạch CCHC năm 2023; Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 18/01/2023 về
kiểm tra CCHC; Văn bản số 4559/UBND-HC ngày 26/4/2023 v/v tăng cường công tác
CCHC, KSTTHC trên địa bàn huyện; văn bản số 9301/UBND-HC ngày 27/7/2023 v/v đẩy
mạnh công tác cải CCHC, KSTTHC.
- Thực hiện công tác tuyên truyền Cải cách hành chính năm
2023, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hướng dẫn người dân tham
gia nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; Niêm yết công khai danh mục hồ sơ
trực tuyến, mã QR tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trang bị máy tính, máy
scan, máy in, cung cấp Wifi miễn phí để người dân thuận lợi hơn trong việc nộp
hồ sơ trực tuyến. Đăng tin, bài tuyên truyền CCHC trên trang thông tin điện tử
của xã, tổ chức hội thảo tuyên truyền.
2. Kết quả triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính
- Việc công khai
TTHC: Số thủ tục được công khai là các hình thức công khai là 176 thủ tục (cấp
xã); UBND xã niêm yết tại trụ sở cơ quan đơn vị và công khai trên trang Web của
xã để tuyên truyền cho nhân dân tiếp cận.
- Số thủ tục hành chính được rà soát là 100%;
- Đề xuất đơn giản hóa, cắt giảm thời gian giải quyết: 01
thủ tục (lĩnh vực tư pháp).
- Kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông: Số
TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa: (lĩnh vực bảo trợ xã hội: 05 thủ tục; lĩnh
vực chứng thực: 03 thủ tục; lĩnh vực hộ tịch: 10 thủ tục; lĩnh vực đất đai: 07
thủ tục; Liên thông: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng,
hỗ trợ chi phí mai táng – DVCLT: 01 thủ tục; Liên thông: Đăng ký khai sinh,
đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi – DVCLT: 01 thủ tục.
Tổng cộng: 27 thủ tục.
- Kết quả giải quyết TTHC: Số hồ sơ tiếp nhận giải quyết
theo TTHC: 2266 hồ sơ; số giải quyết đúng hạn: 2051; số hồ sơ đang giải quyết
là 215 hồ sơ; không có hồ sơ trễ hạn.
- Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân,
tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền:
+ Hình thức tiếp nhận ý kiến phản ánh: Trực tiếp qua công
tác tiếp dân của lãnh đạo hoặc gián tiếp qua bưu điện, điện thoại, đường dây
nóng…
+ Số lượt ý kiến phản ánh, kiến nghị qua tổng đài 1022:
01 trường hợp phản ánh về việc hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
3. Cải cách tổ chức bộ máy:
- Đầu nhiệm kỳ 2021-2026 UBND xã đã ban hành quy chế làm
việc của UBND xã, phối hợp thực hiện các quy chế phối hợp giữa UBND xã với Khối
vận, Ban Tuyên giáo, Mặt trận và các đoàn thể xã;
- UBND xã thực hiện rà soát, báo cáo vị trí việc làm, xây
dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức; cập nhật dữ liệu cán bộ công
chức kịp thời và đầy đủ.
- Việc thực hiện tinh giản biên chế: Số biên chế đã tinh
giản: 02 định suất (21/23).
- Đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động sau khi thực hiện
cải cách tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế: Chất lượng công việc vẫn đảm bảo
trong khi tiết kiệm được ngân sách nhà nước.
4. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành
chính
- 100% đơn vị, cán bộ công chức xã hiện nay sử
dụng phần mềm quản lý văn bản-điều hành eDN của UB tỉnh để gửi, nhận văn bản, lập
và lưu trữ hồ sơ công việc điện tử. Có 01 đơn vị (UBND xã) được cấp chứng thư số
và 7 đồng chí cán bộ, công chức được cấp chữ ký số, chứng thư số để xác thực,
ký số trên văn bản điện tử; 100% văn bản chính thức được trao đổi trên môi trường
điện tử (trừ văn bản mật).
- UBND xã hiện đang sử dụng phần mềm một của điện tử dùng
chung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai song song với các phần mềm chuyên ngành khác của
Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH…
- Thực hiện báo cáo trên hệ thống thông tin báo cáo của
huyện kịp thời đúng quy định.
- Thực hiện số hóa thủ tục hành chính nhìn chung đạt yêu
cầu về tiến độ và chất lượng hồ sơ số hóa.
- Số hồ sơ trực tiếp: 1696 hồ sơ, giải quyết đúng hạn
1481 hồ sơ, 215 hồ sơ đang giải quyết (lĩnh vực đất đai); không có hồ sơ trễ hạn.
- Số hồ sơ nhận trực tuyến: 438 hồ sơ; đã giải quyết đúng
hạn 438 hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trực tuyến đạt 59%
(428/724).
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Ưu điểm:
- Được
sự hướng dẫn kịp thời của UBND huyện, Phòng Nội vụ, sự chỉ đạo sâu sát của Đảng
ủy, UBND xã tích cực bám sát các chỉ tiêu Kế hoạch đã ban hành từ đầu năm nên
phần lớn các chỉ tiêu quan trọng đều đạt so với yêu cầu.
- Đã
khắc phục một số tồn tại của năm 2022 như: Tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến tăng 55%
so với cùng kỳ, đạt chỉ tiêu kế hoạch; đã chủ động báo cáo khó khăn vướng mắc
trong quá trình giải quyết TTHC, tổ chức hội nghị hội thảo, đăng bài tin trên
trang Web của xã để tuyên truyền. Chủ động rà soát, công khai, cập nhật TTHC.
2.
Những tồn tại, hạn chế
Cải
cách hành chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - xã hội, nhằm sửa đổi
toàn diện hệ thống hành chính nhà nước, giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu lực,
hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tốt
hơn trong tình hình mới .
Tuy nhiên, công
tác cải cách hành chính hiện nay vẫn còn một số hạn chế như sau:
+ Việc rà soát kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ TTHC gặp nhiều khó khăn do hầu hết các thủ tục
hành chính hiện nay đến điểm giới hạn về thời gian giải quyết, thành phần hồ sơ
tối thiểu; đơn giản hóa nội dung các biểu mẫu.
+ Việc cung cấp
các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được xem là khâu quan trọng, then chốt
trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử. Mục đích
sử dụng DVCTT giúp giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ, giảm công sức, tăng hiệu quả
kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn trong việc thực hiện dịch vụ công trực
tuyến. Người dân vẫn còn
gặp một số vướng mắc trong thực hiện thủ tục trên cổng dịch vụ công trực tuyến
như bất cập trong kết nối dữ liệu, tài khoản và giao diện; yêu cầu người dùng
thanh toán trực tuyến xong mới được nộp hồ sơ; chưa cho phép trả hồ sơ trực tuyến
mà chỉ trả kết quả qua bưu điện, trước đây người dân chỉ nộp hồ sơ giấy
nhưng hiện nay vừa phải nộp bản giấy vừa phải nộp bản điện tử nên rất mất thời
gian, cán bộ do đó cũng phải làm nhiều việc hơn.
+
Cán bộ, công chức xã chưa chủ động học hỏi, tìm tòi sáng kiến, cách làm mới
trong thực hiện CCHC.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ
XUẤT
- Cần giải quyết một số vấn đề kỹ thuật, con người và thủ tục cản trở việc
triển khai các dịch vụ công trực tuyến, các vấn đề về kết nối dữ liệu, tài khoản
và giao diện; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống máy tính, máy chủ
xử lý, lưu trữ dữ liệu.
V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI
GIAN TỚI
1. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại địa phương: Tăng cường công tác tuyên truyền,
hướng dẫn đặc biệt là các đối tượng người dân trẻ tuổi, thành thạo sử dụng
smartphone, internet; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ công chức
tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại tổ một cửa; thường xuyên kiểm tra số lượng chất
lượng hồ sơ tiếp nhận trên phần mềm Egov; Bám sát chỉ tiêu kế hoạch CCHC của
UBND huyện về tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến để kịp thời đôn đốc thực hiện có hiệu
quả.
2. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện cải cách hành
chính. Thường xuyên triển khai việc tự thanh tra Công vụ; Nâng cấp trang thiết
bị tại bộ phận một cửa. Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền cho cán bộ, công
chức và người dân nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về công tác thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, tăng cường viết
tin, bài về CCHC đăng trên trang thông tin điện tử và tuyên truyền trên đài
truyền thanh xã.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính, rà soát chức năng,
nhiệm vụ của cán bộ công chức, các tổ chức phối hợp liên ngành; phân công quy định
trách nhiệm cụ thể từng công việc của từng công chức nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu
quả khả năng trình độ của cán bộ, công chức và thời gian hành chính. Thực hiện tốt cơ chế tiếp nhận, xử lý các
phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế
chính sách, thủ tục hành chính không phù hợp.
4. Thường xuyên thực hiện công tác rà soát, cập nhật bộ thủ tục hành chính
của UBND tỉnh nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý
nhà nước. Tham mưu cấp trên rà soát, cập nhật, sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ các TTHC không cần thiết. Tập trung hoàn thành chỉ tiêu hồ sơ dịch
vụ công mức độ 3,4. Tăng cường nghiên cứu, đề ra sáng kiến, kinh nghiệm,
cách làm hay trong thực hiện CCHC