Các nhiệm vụ trọng tâm theo 06 nội dung nêu trên được Chính phủ
xác định như sau:
1. Về cải cách thể
chế
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể
chế chính sách pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính, chế độ công vụ đầy đủ,
đồng bộ trên cơ sở Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương,
Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức. Tiếp tục thể chế hóa các quy định của
Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, quyền và nghĩa vụ của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể như: hoàn thiện thể chế về sở hữu,
bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá
nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013; thể chế về phát triển các thành
phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, các yếu tố thị trường và các loại thị
trường, bảo đảm mọi người dân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều
hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp
luật; …
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp
luật: tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình lập pháp, lập quy theo hướng chặt
chẽ, khoa học, hiện đại, chuyên nghiệp, áp dụng kỹ thuật lập pháp tiến bộ trong
soạn thảo; tăng cường tham vấn ý kiến chuyên môn của các hiệp hội, chuyên gia,
nhà khoa học và tham vấn ý kiến rộng rãi của người dân, tổ chức và xã hội trong
quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường kiểm tra,
rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các quy định
chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả
thực thi pháp luật: triển khai có hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật
và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật hàng năm tại các bộ, ngành,
địa phương; tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời xử lý các vấn đề
mới phát sinh trong tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt gắn kết với quá trình
xây dựng, hoàn thiện pháp luật; …
2. Cải cách thủ tục hành chính
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy
định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục
hành chính mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ
tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Đất đai, xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, thuế,
hải quan, công an,… và các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khác có số
lượng, tần suất giao dịch lớn.
- Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính:
rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện; loại bỏ các thủ
tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người
dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý; cắt
giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, loại bỏ các
quy định không hợp pháp, không cần thiết, không hợp lý, bảo đảm thực chất; …
- Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai
thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân,
tổ chức tìm hiểu và thực hiện. Vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu
thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Hoàn thành đổi mới thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo quy định tại Quyết định
số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh
phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát
nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành,
lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền
hà cho nhân dân.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất giải pháp
tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, thông qua tăng
cường đối thoại, lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, phát huy vai trò, hiệu quả
hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính
phủ.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước
- Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật
về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: nghiên cứu, đề xuất mô hình, cơ cấu tổ
chức Chính phủ trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ
số và chủ động tham gia, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
rà soát, xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan hành chính phải thực hiện, những
công việc cần phân cấp cho địa phương, cấp dưới thực hiện; công việc cần chuyển
giao cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm; trên cơ sở đó thiết kế,
sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính phù hợp ở Trung ương và địa phương; …
- Tổ chức sắp xếp, kiện toàn các cơ quan
trong bộ máy hành chính nhà nước: tiếp tục triển khai rà soát, sắp xếp, tinh
gọn bộ máy tổ chức các cơ quan, đơn vị, giảm đầu mối tổ chức trung gian, khắc
phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc
một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ
trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ và
dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm; sắp xếp, giảm tối đa các ban quản lý dự
án, các tổ chức phối hợp liên ngành, nhất là các tổ chức có bộ phận giúp việc
chuyên trách; …
- Đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng
cao hiệu quả hoạt động để tinh gọn đầu mối, khắc phục chống chéo, dàn trải và
trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ,
hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn với quyền
hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích
cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
- Nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi
mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước các cấp trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và
công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý
công việc của cơ quan hành chính các cấp trên môi trường số, tổ chức họp, hội
nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.
4. Cải cách chế độ công vụ
- Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, quản lý đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức; Luật
viên chức, bảo đảm đồng bộ với các quy định của Đảng về công tác cán bộ nhằm
xây dựng đội ngũ cá bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, cơ cấu
hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
- Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức các cấp, các ngành theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo
đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu; tiếp tục mở
rộng và triển khai có hiệu quả việc thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm các chức
danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, sở, phòng và tương đương.
- Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, quy trình
đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn chủ, công khai,
minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ
và gắn với vị trí việc làm, thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.
- Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức triển khai
các văn bản pháp luật quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo lộ trình cải cách chính sách tiền
lương; quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong các doanh
nghiệp nhà nước; quy định về xác định tiền lương đối với sản phẩm, dịch vụ công
ích.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định
về quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức tại các
đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi hoạt động theo hướng đẩy mạnh tự chủ.
- Hoàn thiện quy định về tăng cường kỷ luật,
kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ; xây dựng và ban hành quy định về
thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công
tác cán bộ và quản lý cán bộ; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người có
sai phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
- Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức gắn với vị trí việc làm. Rà soát, sửa đổi, bổ sung nội dung chương
trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức,
hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và yêu cầu của vị trí việc làm; rà soát,
cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng không cần thiết.
- Đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính
sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, bảo đảm giảm dần số lượng người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã, nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện khoán
kinh phí.
- Đổi mới cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo
chuyển biến mạnh mẽ trong phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài trong quản
lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là các
ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng và
triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài
giai đoạn 2021 - 2030.
5. Cải cách tài chính công
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan để đổi mới cơ chế quản lý, phân
bổ ngân sách nhà nước. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định về thực hiện cơ
chế khoán kinh phí quản lý hành chính tại các cơ quan, tổ chức hành chính nhà
nước trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực
tiễn.
- Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và
dịch vụ tài chính: Thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu
quả; thị trường bảo hiểm lành mạnh, an toàn; đồng bộ thị trường dịch vụ kế
toán, kiểm toán; nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam; thị
trường trái phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh đi đôi với tái cấu trúc thị
trường tài chính.
- Hoàn thiện cơ chế tài chính tại các đơn vị
sự nghiệp công lập như: hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính
của đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các quy định về nguồn thu, nhiệm vụ chi,
phân phối thu nhập bổ sung; thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập; tăng cường phân cấp, tạo quyền chủ động cho đơn vị sự
nghiệp công lập; …
- Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
lập theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa: rà soát, sửa đổi, bổ sung các
cơ chế, chính sách tạo điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ sự nghiệp
công theo cơ chế thị trường, nhất là y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ; ban hành các chính sách khuyến khích thành lập đơn vị sự nghiệp
ngoài công lập (giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ); chuyển đổi
các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ hoàn toàn cả về chi đầu tư, chi
thường xuyên.
- Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ quá trình cơ cấu
lại doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách thúc
đẩy, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhà nước.
6. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện
tử, Chính phủ số
- Hoàn thiện môi trường pháp lý: rà soát,
cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng khung pháp lý của bộ, ngành, địa phương hỗ
trợ xây dựng, phát triển Chính phủ số và Chính quyền số các cấp; ban hành quy
định về định danh và xác thực điện tử, hoàn thiện hành lang pháp lý để phổ cập
danh tính số; …
- Phát triển hạ tầng số quốc gia: phát triển
hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính
phủ số tại bộ, ngành, địa phương; phát triển hệ thống dữ liệu phục vụ triển
khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số tại bộ, ngành, địa phương; …
- Phát triển nền tảng và hệ thống số quy mô
quốc gia: phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP) kết
nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ của bộ, ngành, địa
phương và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) theo
Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các
cơ quan bên ngoài; ...
- Phát triển dữ liệu số quốc gia: phát triển
các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính phủ số trong nội
bộ của bộ, ngành, địa phương; thực hiện chia sẻ hiệu quả dữ liệu chuyên ngành
của các bộ, ngành với các địa phương; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo
quy định của pháp luật; …
- Phát triển ứng dụng, dịch vụ nội bộ: phát
triển hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ; tiếp tục phát triển, hoàn thiện Trục liên thông văn bản quốc gia
thành nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu số, kết nối các hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; …
- Phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người
dân, doanh nghiệp: phát triển, hoàn thiện cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống
thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất
cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa
phương để cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hoàn thiện Cơ sở dữ liệu về các quy
định liên quan đến hoạt động kinh doanh và cổng tham vấn điện tử theo Chương
trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
giai đoạn 2020 - 2025; …
- Xây dựng, phát triển đô thị thông minh:
phát triển các dịch vụ đô thị thông minh phù hợp điều kiện, đặc thù, nhu cầu
thực tế; ưu tiên phát triển trước các dịch vụ giải quyết các vấn đề bức thiết
của xã hội tại các đô thị như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, phát
triển du lịch, phát triển y tế, phát triển giáo dục, quản lý trật tự xây dựng
và phải bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí; lựa chọn đô thị điển hình
của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thử nghiệm một số dịch
vụ trên nền tảng đô thị thông minh; kịp thời sơ kết đánh giá và nhân rộng các
mô hình hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Chi tiết Nghị quyết số 76/NQ-TU ngày 15/7/2021./.