Trảng Bom - Xã Tây Hòa : noi-dung-tin Trảng Bom - Xã Tây Hòa
Chào mừng quý vị đến với Website xã Tây Hòa huyện Trảng Bom
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây cóc thái Cập nhật31-10-2017 07:44
Cóc thái là loại cây dễ trồng lại thích hợp trồng làm cảnh đặc biệt trong đô thị, bên cạnh đó lá cóc còn là món gia vị có thể dùng ăn sống trong bữa ăn rất hấp dẫn.

Trái cóc thái có hình trứng hay bầu dục, da ngoài màu xanh lục, dày và mềm, thịt trái cóc thái có màu vàng hay xanh nhạt khi còn xanh, vị giòn, chua và có mùi thơm như dầu thông. Trái cóc thái mọc thành chùm có từ 2 tới 12 trái. Khi quả cóc Thái còn non, ăn rất giòn, nhưng khi quả già và chín thì thịt quả mềm, có vị chua ngọt . Đặc biệt, quả cóc Thái có hạt lép hoặc không hạt nên càng được ưa chuộng.

ky-thuat-trong-coc-thai1-640x336.jpg

Giá trị dinh dưỡng của cóc thái: Về dinh dưỡng quả cóc được đánh giá là kém hơn Xoài, tuy nhiên nếu để quả chín đúng độ thì vị khá ngon. Quả xanh có thể chế tạo thành sauce, ngâm giấm. Nấu với chút đuờng rồi ép qua rây, cóc có thể so sánh với applesauce, nhưng thơm hơn. Lá non có vị hơi chua được dùng làm salad. Tại Indonesia, lá được hấp chín làm rau ăn với cá khô. 100 gram quả phần ăn được chứa: Calories 157, chất đạm 0.5-08 g, chất béo 0.28- 1.79 g, chất carbohydrate 1.2-9.5 g, calcium 0.42 g, sắt 0.02 g. magnesium 0.2 g, phosphorus 0.51 g, potassium 2 g, Vitamin C 42 mg.

Kỹ thuật trồng cây cóc thái:

Cây giống: Cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt sau khi ăn trái chín nhưng cây sẽ lâu cho trái. Người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành hay ghép cành sẽ cho cây giống ra hoa ra trái sau 6-8 tháng chăm sóc.

Đất trồng: Cây cóc Thái dễ thích nghi, thích hợp với nhiều loại đất. Cây ưa thích đất tơi xốp và thoát nước tốt để tránh để cây bị úng rễ. Đất trồng cây có đủ dinh dưỡng thì cây cóc Thái lớn lên rất nhanh và lá cây xanh mơn mởn. Nếu trồng cóc Thái trong chậu thì tốt nhất nên dùng phân giun quế để cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp cây phát triển mạnh và nhanh hơn.

Tưới nước: Cây cóc Thái trồng trong chậu cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây. Bạn nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.

Bón phân:  cây cũng rất cần phân hóa học, nhất là sau nhiều lần thu hoạch cần phải bổ sung thêm đạm và kali.

Phòng và trị bênh: Cóc là loài cây thường hay bị mò và rầy trắng, do đó người trồng cũng phải thường xuyên theo dõi và xử lý kịp thời.

Có thể trồng cóc Thái ngoài đất vườn hoặc trồng chậu vừa làm cây cảnh, vừa làm cây ăn quả đều được. Những phút giây bên cây trồng sẽ giúp con người thư thái hơn, thoải mái hơn. Tự tay chăm bón và chờ ngày hái quả là một niềm hạnh phúc của người trồng cây.

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.