suoicat : Nội dung - Nông thôn mới Xã An Viễn huyện Trảng Bom
 

 Link

 
 

 The provincial websites

 
 

 Dost of the provinces

 

Lượt Truy Cập
 

 Content News

 
Tạo đột phá ứng dụng nông nghiệp 4.0 Updated02-12-2021 01:52
Đồng Nai là tỉnh công nghiệp lớn không những của các tỉnh phía Nam mà còn cả nước, nếu đẩy mạnh phát triển công nghệ 4.0 trong nông nghiệp sẽ giúp tỉnh phát triển toàn diện và bền vững, đời sống người dân được cải thiện.
 

Nông dân và doanh nghiệp ngày càng quan tâm ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất
TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhận xét về ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp ở Đồng Nai: “Điểm nổi bật của Đồng Nai là đã thu hút được nông dân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ mới, vào các giải pháp thông minh với cách làm hay, hiệu quả vì tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại nhưng lại rẻ tiền và phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương”.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, theo thống kê, Đồng Nai hiện có 246 trang trại chăn nuôi heo và 170 trang trại chăn nuôi gà ứng dụng công nghệ cao. Tiêu biểu như: Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức (huyện Xuân Lộc) đã nhập công nghệ chăn nuôi hiện đại của châu Âu nhưng từ hệ thống cân bằng nhiệt độ, độ ẩm; công nghệ làm mát, sưởi... đều được cải tiến cho thích hợp với điều kiện thời tiết nhiệt đới. Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú đang áp dụng công nghệ cao của Canada trong quy trình chăn nuôi heo sinh sản. Đơn vị cũng đang sử dụng phần mềm tiên tiến nhằm tối ưu hóa quá trình nuôi và kiểm soát chặt chẽ chất lượng heo giống. Mục tiêu của HTX là để tạo ra được nguồn giống tốt cung cấp rộng rãi cho người chăn nuôi trong nước. Còn Công ty TNHH thương mại Trang Trại Việt (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc) đầu tư nhà máy sản xuất phân gà hữu cơ và lập trang trại rộng 13 hécta với hệ thống nhà màng trồng rau, quả sạch. Đặc biệt, chủ trang trại còn tự thiết kế robot được lập trình tự động trong việc tưới nước cho cây; ứng dụng năng lượng mặt trời để vận hành hệ thống làm mát trong nhà màng để có chi phí sản xuất rẻ nhất…Nhiều doanh nghiệp ứng dụng chăn nuôi chuồng lạnh khép kín theo quy trình an toàn sinh học, triển khai quản lý chăn nuôi qua phần mềm Te-Food …
Trong lĩnh vực trồng trọt, Đồng Nai đã và đang triển khai trên 50 loại mô hình nông nghiệp có hiệu quả với diện tích gần 80 ngàn hecta, chiếm hơn 28% diện tích các loại cây trồng. Nhiều diện tích sản xuất được ứng dụng công nghệ cao gồm: ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm (tưới thông minh, tiết kiệm), đẩy mạnh cơ giới hóa trên cây trồng đạt 84%. Lớp nông dân đầu tiên của Đồng Nai được cấp chứng nhận vườn tiêu GlobalGAP tại xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ), ông Nguyễn Văn Quang cho biết, ông đã không ngại đầu tư vốn để lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm theo công nghệ Israel cho toàn bộ vườn tiêu rộng 3 hécta của gia đình. Hệ thống tưới này được lập trình sẵn, ông có thể dùng điện thoại thông minh điều khiển hoạt động mở, tắt từ xa.
Nuôi tôm công nghệ cao tại Nhơn Trạch
Trong lĩnh vực thủy sản, nhiều địa phương trên địa bàn Đồng Nai, điển hình là tại huyện Nhơn trạch nhiều hộ dân đầu tư hệ thống nuôi tôm công nghệ cao theo quy trình CPF combine từ Tập đoàn CP Việt Nam chuyển giao. Công nghệ này được đầu tư tư hệ thống xử lý nước, hệ thống cho ăn tự động, giám sát sự tăng trưởng tôm nuôi trồng.
Theo GS.TS. Võ Thanh Thu - Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tuy một số lĩnh vực của các ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bước đầu áp dụng được công nghệ của nông nghiệp 4.0 nhưng nhìn chung, việc áp dụng đó còn manh mún, tự phát. Trình độ ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp Đồng Nai chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
TS. Lê Quý Kha – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho rằng “Nền nông nghiệp cao ở Đồng Nai tiến bộ hơn các tỉnh khác rất nhiều. Đồng Nai có nhiều mô hình về trồng trọt cũng như về chăn nuôi, trồng rau thủy canh, chăn nuôi trứng gà sạch, trồng bưởi VietGAP. Tuy nhiên, các mô hình đó chỉ mới xuất hiện ở doanh nghiệp lớn và những trang trại lớn, còn lại ngoài đại trà chưa trở thành cuộc cách mạng cho toàn dân được”.
GS.TS. Võ Thanh Thu kiến nghị, UBND tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục có những chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực nhằm tạo đột phá ứng dụng nông nghiệp 4.0 ở những ngành hàng nông sản được coi là chủ lực của tỉnh. Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng 4.0 đối với đội ngũ lao động trong nông nghiệp, giúp họ có thể ứng dụng các công nghệ 4.0 từ đơn giản đến phức tạp trong sản xuất kinh doanh của mình. Để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ 4.0 tại các DN nông nghiệp, bản thân nông dân, nhà quản trị phải nâng cao nhận thức ích lợi thực sự khi triển khai ứng dụng CN 4.0 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, vì chỉ có nhận thức đúng mới có động lực triển khai, quyết tâm đầu tư ứng dụng CN 4.0. Xây dựng chiến lược ( kế hoạch) triển khai ứng dụng CN 4.0, trong đó nêu cụ thể kế hoạch triển khai từng năm: loại hình CN 4.0 triển khai, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, các điều kiện để triển khai thành công. Doanh nghiệp tập trung xây dựng cách thứccác mô hình chuỗi liên kết ứng dụng đầy đủ các công nghệ, thiết bị thông minh trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản.
P.Hương

Posts on:
Select a date from the calendar.