Xuân Lộc - xã Xuân Hòa : noi-dung-tin Xuân Lộc - xã Xuân Hòa
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Kêu gọi toàn dân tham gia phòng chống các loại bệnh dịch có nguy cơ bùng phát cao Cập nhật09-10-2018 02:45
Vừa qua, UBND huyện Xuân Lộc đã ban hành văn bản số 4722 ngày 28/09/2018 về tăng tường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi. Nay UBND xã thực hiện tuyên truyền trên cổng điện tử về những điều cần biết để phòng phống dịch bệnh đến người dân.

​Được biết, từ đầu năm đến nay, Đồng Nai có hơn 4.000 ca mắc bệnh Sốt xuất huyết, hơn 6.100 ca mắc bệnh tay chân miệng và 137 ca mắc bệnh sởi và được xem là địa phương có số ca bệnh sởi lớn nhất ở các tỉnh thành phía Nam.

Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng ghi nhận thì "từ đầu năm đến nay, bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai đã tiếp nhận hơn 1.600 ca mắc tay chân miệng, gần 900 ca sốt xuất huyết. Chỉ trong tháng 9 có hơn 500 ca tay chân miệng (chiếm 32%) và gần 300 ca mắc sốt xuất huyết (chiếm 28%). Bệnh viện cũng ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi nhập viện điều trị (trong khi đó ở năm 2017 không có ca nào) riêng trong tháng 9 có 22 ca. Đối tượng mắc sởi chủ yếu là trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đến độ tuổi tiêm vaccine phòng sởi) và trẻ chưa được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh sởi".

Vậy, người dân cần phải nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi theo những thông tin được Bộ y tế phổ biến tuyên truyền như sau:

1. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:

* Biểu hiện: Sốt cao đột ngột, khó hạ sốt và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu gồm xuất huyết (mảng hoặc chấm dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam); nhức đầu buồn nôn; phát ban; đau cơ khớp, nhức hố mắt; mệt li bì hoặc vật vã; đau bụng.

y te 10-2018.jpg
Chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do bà mẹ bị nhiễm virut Zika khi mang thai

* Nếu bệnh nhân nhiễm vi rút Zika sẽ có dấu hiệu sốt, ban dát sần trên da, đau đầu, mỏi khớp, viêm kết mạc mắt. Ngoài ra, có thể có các biến chứng về thần kinh như viêm não màng não, chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do bà mẹ bị nhiễm virut khi mang thai.

* Các biện pháp phòng bệnh: Diệt lăng quăng bọ gậy và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi như dọn dẹp vệ sinh không để ao tù đọng nước; phòng tránh muỗi đốt và diệt muỗi như giăng màn mùng khi ngủ, mặc quần áo dài tay, thoa kem chống muỗi lên da và sử dụng các biện pháp diệt muỗi.

2. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG: là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ do vi rút gây ra, lây chủ yếu qua đường tiêu hóa và dễ phát triển thành dịch, có một số trường hợp gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.

y te 2 10-2018.jpg
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

* Biểu hiện: Sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng; xuất hiện bóng nước ở da và trong miệng, chủ yếu là ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, cẳng chân, lợi lưỡi và mặt trong của má.

* Truyền nhiễm: bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn có mầm bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch mũi họng, bọng nước bị vỡ của trẻ bệnh hoặc qua tiếp xúc vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.

* Xử trí đối với trẻ bị bệnh: đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, không để tiếp xúc với trẻ khác, hạn chế ôm hôn trẻ, cho trẻ ăn uống đủ chất và đảm bảo vệ sinh, không làm vỡ các bọng nước để tránh nhiễm trùng.

* Các biện pháp phòng bệnh: thường xuyên rửa tay cho trẻ và người trong gia đình bằng xà bông và nước sạch, che miệng mũi khi ho hoặc hắt hơi, làm sạch sàn nhà và đồ chơi của trẻ bằng xà bông hoặc các chất sát khuẩn thông thường với nước sạch, thu gom và xử lý phân - chất thải của trẻ đúng cách, cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng muỗng chén cho trẻ.

3. BỆNH SỞI - RUBELLA: là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do vi rút Sởi và Rubella, có thể sưng hạch cổ, sau tai, dưới chẩm hoặc sưng đau khớp.

y te 3 10-2018.jpg 
Triệu chứng bệnh sởi - brubella

* Mức độ nguy hiểm: trẻ mắc sởi có thể bị biến chứng tiêu chảy, viêm phổi nặng, viêm não, mù lòa, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong. Còn bệnh Rubella ở trẻ thì thường nhẹ và ít biến chứng nhưng nếu người mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng Rubella bẩm sinh gồm các dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc, chậm phát triển hoặc đa dị tật. Bệnh sởi và rubella không có thuốc điều trị đặc hiểu, chỉ có thể tiêm vắc xin phòng bệnh.

* Lưu ý khi tiêm vắc xin sởi - rubella:

- Trước khi tiêm: gia đình cần cho trẻ ăn no, chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình, các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm để được hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

- Sau khi tiêm: cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử lý nếu có những phản ứng bất thường, gia đình tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà trong vòng 1-2 ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường như sốt, dị ứng nổi mề đay, phát ban. Lưu ý không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm và đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao trên 390C, co giật, khó thở, tím tái, phát ban hoặc khi có các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Điểm TT KH&CN xã Xuân Hòa
trích tài liệu tuyên truyền do Trạm Y tế xã cung cấp

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.