Về phát triển kinh tế
-
Tập trung cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững:
+
Tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để hình thành các vùng trọng điểm cây trồng,
vật nuôi, cánh đồng lớn theo hướng chuyên canh, chuyên môn hóa cáo gắn với thị
trường tiêu thụ sản phẩm, chú trọng tăng năng suất, chất lượng hiệu quả trên
từng loại cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục triển khai có hiệu qảu chương trình
phát triển cây, con chủ lực có giá trị kinh tế cao và lợi thế so sánh trên thị
trường.
+
Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghệ sạch, bán
công nghiệp, xử lý môi trường bền vững; đẩy mạnh thực hiện việc di dời các cơ
sở sản xuất chăn nuôi vào vùng được phép chăn nuôi, để tổ chức sản xuất theo
đúng Luật chăn nuôi, đảm bảo phù hợp với quy định của ngành.
+
Tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao có hiệu quả và bền vững, có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại: huy động các nguồn vốn để
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đảm bảo đời sống vật chất và tinh
thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao; chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi phù hợp trên địa bàn xã, kết hợp với đào tạo nghề nông thôn;
khuyến khích phát triển các hộ kinh doanh vừa và nhỏ thu hút lao động nhàn rỗi
tại địa phương. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ.; xây dựng nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản
sắc văn háo dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự đươc giữ
vững. Hình thành các khu dân cư kiểu mãu, hiện đại.
-
Kinh tế hợp tác: Khuyến khích, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể; tập trung
củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu ủa hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp
tác hiện có.
-
Chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ
theo hướng bền vững:
+
Ưu tiên phát triển các cơ sở sử dụng nguyên liệu tại chỗ, chế biến nông sản,
thực phẩm; khuyến khích phát triển các cơ sở cơ khí, các dịch vụ sửa chữa trên
địa bàn để phục vụ cho nhân dân trong quá trình thực hiện cơ giới hóa trong sản
xuất nông nghiệp,
+
Tăng cường phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ ở các vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chương trình đưa hàng về phục vụ
nhân dân. Khuyến khích, tuyên truyền và vận động nhân dân hưởng ứng chương
trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
-
Quản lý chặt chẽ đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường:
+
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác đăng ký đất đai, xét đề nghị cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, tổ chức kịp thời, theo quy định.
Tăng cường kiểm tra ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong quản
;lý, sử dụng đất đai, xây dựng công trình, nhà ở, tài nguyên, khoáng sản; chấm
dứt tình trạng khai thác đất, đá, san lắp trái phép.
-
Thực hiện tốt đầu tư xây dựng cơ bản: Thực hiện các biện pháp nhằm huy động các
nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội nhất là vốn huy động
trong nhân dân để đầu tư cứng hóa và bê tông hóa, hệ thống giao thông nông
thôn, hệ thống điện 04KW, hệ thống đèn chiếu sáng trên các tuyến đã bê tông sửa
chữa cứng hóa các tuyến đường xuống cấp theo đề án xây dựng nông thôn mới nâng
cao.
-
Nâng cao tiềm lực và trình độ khoa học – công nghệ: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo để nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa hoa – công nghệ vào hoạt động quản lý và
phục vụ sản xuất.
-
Quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách: Đẩy mạnh công tác thu ngân sách, xây dựng
và khai thác tốt các nguồn thu, phấn đấu thu ngân sách Nhà nước hàng năm đạt và
vượt dự toán giao. Thực hiện nghiêm Luật Ngân sách và Luật Thực hành tiết kiệm
chống lãng phí, đảm bảo cân đối thu, chi và tiết kiệm, chi theo quy định của
Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản, thu chi ngân sách.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ phát triển về
phát triển văn hóa, xã hội
-
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
+
Tiếp tục nâng cao trường chuẩn quốc gia và chất lượng giáo dục một cách toàn
diện gồm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành,
ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, đảm bảo công bằng
xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suối đời cho người dân, hình thành xã
hội học tập.
-
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng dân số:
Nâng
cao năng lực quản lý, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế Quốc
gia, bảo hiểm y tế toàn dân; tiếp tục duy trì Chuẩn Quốc gia về y tế xã,
-
Đẩy mạnh phát triển văn hóa:
Xây
dựng hoàn thiện, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa từ xã đến ấp. Chú trọng đổi
mới nội dung hoạt động của nhà văn hóa, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa
của nhân dân. Xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa ở địa bàn dân cư, cơ quan,
đơn vị; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đồng
thời chống mê tín, hủ tục và các tệ nạn xã hội khác; đầu tư các trang thiết bị
và các chương trình phục văn nghệ vụ nhân dân, duy trì thường xuyên và nâng cao
chất lượng đội văn nghệ của xã, ấp. Đa dang hóa các hoạt động thể dục, thể thao
quần chúng, thể dục, thể thao giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội.
Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, cơ quan,
đơn vị đạt chuẩn văn hóa gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Paht1 động mạnh phong trào thể dục thể thao gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn
luyện thân thể thao gương Bác hồ vũ đại”.
Duy trì và phát huy hiệu quả trang thông tin điện tử của xã; tiếp tục nâng cấp,
đầu tư hệ thống truyền thanh từ xã đến ấp, khu dân cư.
- Tăng cường
công tác chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
-
Tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, giảm nghè bền vững, chế
độ chính sách cho người có công và bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường phát
triển chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ lao động có tay nghề cao.
Đẩy
mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức
giảm nghèo; thực hiện có hiệu quả Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững, lồng ghép
các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương;
Tăng cường quốc phòng, an ninh, nội
chính, phòng chống tham nhũng
-
Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản, chủ trương đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về quốc phòng, an ninh. Tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức thượng tôn
pháp luật. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng
phí; tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, nhất là thực hiện nghiêm
túc Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ chính
trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại
trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân tại địa phương.
-
Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương gắn
với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng khu vực phòng thủ xã vững
chắc; tổ chức tốt, đảm bảo an toàn diễn tập khu vực phòng thủ năm 2023; hoàn
thành chỉ tiêu động viên, tuyển quân và xây dựng lực lượng, huấn luyện, phát
triển dân quân tự vệ đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.
-
Chủ động nắm tình hình, phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn làm thất bại âm mưu
chống phá “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đỗ” của các thế lực thù địch;
phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; hạn chế và kéo giảm các loại tội
phạm và tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn cho
nhân dân; thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội và phòng
chống cháy nỗ. Tiếp tục triển khai đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định
danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025
tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ.
4- Tăng cường xây dựng, củng cố, kiện
toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát
huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
4.1- Tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong
sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ
-
Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị
tư tưởng và việc cụ thể hóa chủ trương đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước nhằm tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị
và nhân dân trong xã. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, nhất là giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất
đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; lãnh đạo tổ chức triển khai,
quán triệt học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và tuyên truyền chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
-
Tăng cường và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng; gắn kiểm tra, giám sát với phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn
suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ đảng viên và
giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn thư, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đảng viên
và nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI,
XII, XIII); thường xuyên tuyên truyền các quy định của Đảng về công tác kiểm
tra, giám sát nhằm nâng cao ý thức tữ giác chấp hành kỷ luật đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên. Chủ
động phát hiện và tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng
và đảng viên trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, các nguyên tắc tổ
chức sinh hoạt đảng.
4.2- Tập trung xây dựng bộ máy chính
quyền trong sạch, vững mạnh và đẩy mạnh cải cách hành chính
-
Nâng cao vai trò, trách nhiệm và chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân xã,
thường trực, các Ban và các đại biểu Hội đồng nhân; Nâng cao hiệu quả công tác
giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; thực hiện tốt việc
tiếp xúc cử tri, nâng cao chất lượng các kỳ họp Hội đồng nhân dân thông quan
hoạt động chất vấn tại kỳ họp. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực và ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức và người
hoạt động không chuyên trách đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
-
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế. Nâng cao
chất lượng trong tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết các thủ tục hành chính; thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục
hành chính trong thời gian tới.