Cẩm Mỹ - Xã Xuân Bảo : noi-dung-tin Cẩm Mỹ - Xã Xuân Bảo
Chào mừng quý vị đến với Website xã Xuân Bảo huyện Cẩm Mỹ
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Tìm Hiểu Về Giống Mít Thái Siêu Sớm Cập nhật27-11-2024 08:24
Hiện nay trên địa bàn xã Xuân Bảo-Cẩm Mỹ-Đồng Nai đã có một số hộ trồng mít Thái siêu sớm với số lượng nhiều như hộ ông Mai Văn Dự, Vũ Thị Khui, Nguyễn Công Hoàng...đều ngụ tại Tân Hạnh-Xuân Bảo

Tại hộ ông Mai Văn Dự ngụ tại Tân Hạnh-Xuân Bảo sau 5 năm trồng và theo dõi cây mít Thái siêu sớm đã có một số ghi nhận về các đặc tính của giống này như sau: Mít có khả năng cho trái rất sớm và đậu trái quanh năm. Từ khi trồng đến 18 tháng đã có khả năng ra hoa đậu trái, như vậy chỉ 20 đến 24 tháng sau khi trồng là đã có mít ăn.

       Cây một năm tuổi, mặc dù trái ra nhiều nhưng cần tỉa bỏ chỉ để một trái cho cây không mất sức và trái to. Khi thu hoạch trái xong cây lại tiếp tục ra hoa và đậu trái và ta lại tỉa bỏ chỉ chừa một trái. Như vậy trong năm đầu cho trái ta đã thu được 2 trái. Vì là mít tơ nên trái chưa to chỉ từ 7 – 10 kg. Năm kế tiếp chừa 2 trái/lứa, ta thu hoạch được 4 trái. Lúc này trọng lượng trái có thể được 10 kg. Năm thứ ba ta để 3 trái/lứa, một năm 2 lứa và ta sẽ được 6 trái và như thế có thể thu được trên 70kg mít. Điều cần quan tâm là các trái ở đầu ngọn cành, phía cao trên thân đều tỉa bỏ, chỉ để trái trong thân và gần mặt đất để cây không bị gãy cành và trái được đầy đặn.

       Về phẩm chất thì dù không được ngọt bằng mít nghệ địa phương nhưng cũng có một số điểm nổi bật đáng chú ý, đó là mít ít xơ nhiều múi, múi to, dày, mùi thơm nhẹ thoáng mùi dầu chuối, cơm màu vàng cam thịt mịn, dòn, ngọt vừa (độ brix đo được 18% trong mùa mưa), hạt nhỏ hơn mít nghệ. Khi xẻ ra sẽ thấy cùi mít to hơn mít nghệ, có mủ, nhưng khi gọt bỏ cùi thì múi mít không mủ, khi ăn không bị dính tay và miệng. Khoảng cách trồng được ông Mai Văn Dự khuyến cáo là 3m x 3m. Lý do trồng dày vì cây có tán nhỏ. Trồng 5 – 7 năm cây vẫn chưa giáp tán. Khi giáp tán thì tỉa bỏ bớt cây ở giữa để giữ khoảng cách là 6 x 6m. Mít có thể trồng xen với cây ăn quả khác với khoảng cách 3m.

       Có ý kiến cho rằng mít trồng chung với các cây trồng khác thì các cây khác sẽ không phát triển được vì cây mít hút hết nước và dưỡng chất. Ông Nguyễn Quang Minh-CT hội ND xã Xuân Bảo cho biết : “Nếu ta không bổ sung phân bón, không tưới nước thường xuyên thì trồng cây nào cũng không phát triển tốt được chớ không riêng gì cây mít”. Mít yêu cầu cao về nước tưới nhưng không ưa ngập. Vào thời điểm mang trái nếu tưới nước nhiều thì múi cũng dễ bị sượng. Khi cây còn nhỏ thì lượng phân tương đối nhẹ, có thể pha phân tưới gốc mỗi tháng một lần. Khi cây đã cho trái thì bón phân lần đầu sau mỗi đợt thu hoạch. Khi đợt trái kế tiếp có đường kính trái được 10 cm và 20 cm thì bón lần thứ hai. Lượng phân bón mỗi lần là 0,5 kg gồm ½ phân urê trộn với ½ phân NPK 16–16-8. Cây nhiều năm tuổi và trái nhiều thì cần tăng lượng phân. Đối với phân hữu cơ cần thường xuyên cung ứng để đất không bị chai, cằn. Khi lá gai già đỏ là lúc cắt cuống đem vào nhà để 2 đến 4 ngày sau mít sẽ chín. Khi mít thơm để tiếp 2 ngày nữa cho chín muồi.​

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.