Kế
hoạch nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy lĩnh vực nuổi tôm càng
xanh của tỉnh phát triển theo hướng an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và bên vững,
thích ứng với biến đổi khí hậu; làm cơ sở thực hiện các chương trình sản xuất
thủy sản ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số …của
tỉnh. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng cơ cấu ngành
nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu ngành đúng định hướng, nâng cao chất lượng, hiệu
quả sản xuất và sức cạnh tranh cho sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo
vệ môi trường sinh thái.
Mục
tiêu cụ thể: Giai đoạn 2021-2025, diện tích phát triển nuôi tôm càng xanh đạt
100 ha và tăng lên 200 ha trong giai đoạn 2026-2030; sản lượng thấp nhất đạt 150 tấn đến năm 2025
và tăng lên 300 tấn trong giai đoạn 2026-2030;
Có 2-5 nhóm hộ nuôi tôm càng xanh được chứng nhận đạt đủ điều kiện an
toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản, ít nhận 20 hộ được chứng nhận
đạt đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản và nâng lên ít nhất 40 hộ trong giai đoạn
2026-2030; giá trị sản xuất tôm càng xanh đạt 22,5 tỷ đồng, tăng trưởng bình
quân đạt 10%/năm và tăng lên 42 tỷ đồng và tăng trưởng bình quân đạt 15,25%
trong giai đoạn 2026-2030; xây dựng chuỗi
liên kết từ sản xuất giống đến tiêu thụ; Hỗ trợ cơ sở sản xuất giống tôm càng
xanh nghiên cứu, chọn lọc đàn giống tôm càng xanh bố mẹ chất lượng; Ứng dụng
công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất để tạo bổ sung đàn tôm càng xanh bố mẹ
chất lượng từ các thủy vực tự nhiên theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt,
tỷ lệ sống cao để bổ sung cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh ứng dụng công
nghệ mới trong sinh sản nhân tạo để sản xuất tôm càng xanh toàn đực chất lượng
đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm của tỉnh.
Theo
định hướng phát triển chung của tỉnh, sẽ hình thành các vùng nuôi tôm càng xanh
tập trung theo hương hiện đại; phát triển nghề nuôi tôm càng xanh gắn liền với
bảo vệ môi trường sinh thái; Đầu tư phát triển tôm càng xanh theo tư duy có hệ
thống và chuỗi giá trị; Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các
cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn.
Các
giải pháp thực hiện tập trung vào công tác tổ chức và quản lý sản xuất, phát
triển thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, các cơ
chế chính sách. Riêng đối với giải pháp về khoa học và công nghệ, kế hoạch tập
trung vào chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ để huy động nguồn lực từ các
tổ chức, cá nhân cho hoạt động nuôi tôm càng xanh. Triển khai áp dụng các quy
trình kỹ thuật nuôi tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, áp dụng kỹ
thuật mới trong chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý và tăng tỷ lệ cơ giới hóa, hiện đại
hóa trong nuôi tôm càng xanh đảm bảo an toàn thực phẩm, bền vững với môi trường;
đa dạng hóa và mở rộng các hình thức tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật
cho sản xuất; nghiên cứu chọn lọc giống tôm càng xanh tăng trưởng nhanh, sạch bệnh
để chủ động cung cấp cho vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, giống tôm toàn
đực để phục vụ sản xuất thương phẩm.
Tổng
kinh phí thực hiện kế hoạch dự kiến trên 41,6 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách nhà
nước và nguồn xã hội hóa.
Thanh
Hải