Nhiều hộ gia đình trồng cây ca cao lâu năm mà chưa biết cách phòng và
trị bệnh.
Bệch vọc đen là một trong những bênh
thường gặp trên cây ca cao chúng
có biểu hiện như sau:
– Một hoặc
nhiều lánằm sau đợt lá cuối cùng có màu vàng với những đốm xanh.Đôi khi
rìa lá bị khô.
– Thân sần
sùi với những mụt nhỏ do bì khổng nở rộng.
– Nhiều chồi
bên phát triển nhưng không bao giờ hoàn chỉnh.
– Đối với
cây con triệu chứng không đặc trưng như cây lớn. Cây con nhiễm bệnh thường chậm
phát triển, lá vàng, lá chân rụng sớm, khoảng cách giữa các lá ngắn.
– Lột vỏ
hoặc chẻ dọc đoạn cành nhiễm bệnh thấy có những sọc đen. Khi bệnh tiến triển
mạnh cành khô và chết ngược dần từ ngọn vào.
Tác hại của bệnh:
Cây bị bệnh
thường có biểu hiện: Suy yếu còi cọc, ra chồi bên nhiều nhưng bị hư.
Khi bệnh
nặng cành bị khô và chết ngược dần từ ngọn cành vào.
Cách nhận
biết:
Trên cây
hoặc cành bị bệnh: Có một hoặc nhiều lá nằm phía trong đợt lá cuối cùng có màu
vàng với những đốm xanh, vỏ thân, cành sần sùi. Vạt nơi sẹo lá bệnh đã rụng có
2 – 3 chấm đen. Lột vỏ, chẻ dọc đoạn thân, cành bệnh thấy có những sọc nâu đen.
Biện pháp
phòng trừ:
Sử dụng
giống kháng để trồng.
Vệ sinh
vườn, tỉa cành thông thoáng để giảm ẩm độ không khí…
Cắt bỏ cành
bệnh: Cắt cách nơi có triệu chứng bệnh khoảng 30 cm về phía thân chính và xử lý
vết cắt bằng thuốc Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750 WG).
Nếu cây con
ở giai đoạn vườn ươm hoặc mới trồng bị bệnh nên nhổ bỏ và trồng thay cây khỏe
mạnh khác.
Bệnh vọc đen trên cây hay còn gọi là bệnh chết
ngược nếu không chú ý bệnh sẽ lây lan và gây hại ảnh hưởng tới sản lượng của cả
vườn, gây hại cho những cây khác nên bà con cần chú ý để không bị ảnh hưởng.