Trảng Bom - Xã Tây Hòa : noi-dung-tin Trảng Bom - Xã Tây Hòa
Chào mừng quý vị đến với Website xã Tây Hòa huyện Trảng Bom
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Kinh nghiệm trị bệnh nấm hồng trên cây ca cao Cập nhật14-09-2017 08:15
Cây ca cao được trồng nhiều ở phía nam Việt Nam đặc biệt ở một số tỉnh miền tây như Bến Tre, với kinh nghiệm trồng cây ca cao lâu năm của bà con thì bệnh nấm hồng là bệnh thường thấy,

Bệnh nấm hồng là một trong những bệnh thường gặp ở cây ca cao do một loại nấm có tên Corticium salmonicolor gây ra thường xuyên xuất hiện vào mùa mưa, đặc biệt bệnh xuất hiện khi ca cao đang phát triển bợp bóng và ẩm thấp do tán lá.

Dấu hiệu nhận biết cây ca cao bị bệnh nấm hồng:

Nấm phá hại ở những cành đã hóa nâu. Các vết bệnh lúc đầu có lớp mốc trắng, sau chuyển màu hồng. Nấm mọc sâu vào phần gỗ cành, lá phần trên của cành nhiễm bệnh bị úa vàng và khô, nhưng vẫn lưu trên cành một thời gian. Vỏ cành khô nâu và bong ra từng mảng, bị nặng cành chết khô.

cay-ca-cao.jpg

Thời gian bùng phát bệnh:

Bệnh thường thấy khi bắt đầu vào mùa mưa và lây lan theo nước, gió hay các sinh vật mang từ nơi khác tới như bọ cánh cứng, kiến hay mối,… những loại tác nhân này rất khó phòng tránh.

Cách phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây ca cao:

Để phòng trừ bệnh nắm hồng ta cần chú ý đến việc tăng độ thông thoáng của vườn cây bằng các biện pháp: rong tỉa cây che bóng, tỉa cành tạo hình ca cao thường xuyên để nắng rọi xuống vườn từ 20 – 30 % ánh sáng. Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời nấm tấn công vườn cây. Khi thấy cây bị bệnh ở những cành nhỏ ta nên cắt bỏ dưới phần xuất hiện bệnh 30cm và đưa ra khỏi vườn để khô và đốt bỏ. Nhưng nếu bệnh xuất hiện trên những cành chính ta nên phát hiện kịp thời và dùng các loại thuốc bệnh như Đồng đỏ, Rydomil gold, Aliette phun hoặc quét lên vết bệnh.

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.