Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi thức truyền
thống như: lễ dâng hương; lễ rước thần linh; lễ cầu thọ; lên núi đao, qua biển
lửa; lễ cầu siêu… Đặc biệt, tại lễ hội không thể thiếu những câu đối, câu chúc
may mắn được viết trên giấy đỏ dán khắp nơi. Với đồng bào dân tộc Hoa, Lễ hội
là cách để họ thể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng bước vào năm mới với niềm
vui, phấn khởi mới… mong muốn đời sống ấm no hạnh phúc, làm ăn thuận lợi hơn.
Kinh phí được huy động từ cộng đồng người Hoa có
tâm huyết với lễ cầu an cũng như nhân dân và quý khách thập phương. Đây cũng là
dịp để bà con chia sẻ kinh nghiệp trong lao động sản xuất, trong đời sống sinh
hoạt hàng ngày.
Theo Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Tả Tài Phán thôn Lễ
hội Tả Tài Phán (hay còn gọi là lễ cầu an) cầu cho linh hồn người đã khuất được
siêu thoát, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn
vật sinh sôi nảy nở, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc. Ngoài ra, kinh phí tổ
chức lễ hội được xã hội hóa, nếu còn dư sẽ dùng sửa sang cầu, đường, hỗ trợ cho
những gia đình gặp khó khăn...
Trong những ngày diễn ra lễ hội, cộng đồng người
Hoa tại địa phương tạm gác công việc mưu sinh thường ngày, hòa chung không khí
linh thiêng, ấm cúng nhưng náo nhiệt của ngày hội. Khuôn viên lễ hội dựng cột
kèo, cổng chào, khu vực cầu thí và nơi thờ cúng để phục vụ hoạt động hành lễ.
Không gian diễn ra lễ hội được chuẩn bị chu đáo, hoành tráng, sặc sỡ sắc màu,
mang đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Hoa. Người dân mọi miền Tổ quốc,
khách tham quan đến dự lễ hội đều được chào đón nồng nhiệt và được thưởng thức
các món ăn địa phương miễn phí.
Khánh Hưng - Diệu Linh