Theo đó, Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến:
(i) Rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực
tuyến, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với
môi trường, người dùng, xanh hóa các dịch vụ công, hoàn thành trước ngày
15/12/2024;
(ii) Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, thiết kế, cung cấp các dịch
vụ công trực tuyến trên cơ sở cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính,
tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử, bảo đảm người dân chỉ cung cấp thông
tin, giấy tờ một lần cho cơ quan nhà nước.
Thực hiện thành công các nhiệm vụ đến năm 2025 là 100% thủ tục
hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến
toàn trình và tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực
tuyến.
Hoàn thành cung cấp toàn bộ 76/76 dịch vụ công thiết yếu theo Đề
án 06, trong đó đối với 02 nhóm dịch vụ công liên thông điện tử về khai sinh,
khai tử, yêu cầu: Bộ Tư pháp khẩn trương nâng cấp, hoàn thiện phần mềm đăng ký,
quản lý hộ tịch điện tử dùng chung bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ
thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh và phần mềm dịch vụ công
liên thông để triển khai thực hiện hiệu quả trong tháng 9 năm 2024;
(iii) Sớm có nghiên cứu, đánh giá, mở rộng việc cung cấp dịch vụ
công trực tuyến đối với các dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích để hoàn
thiện hệ sinh thái trên môi trường điện tử cho người dân và doanh nghiệp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/12/2024;
(iv) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm
phục vụ hành chính công và Bộ phận một cửa các cấp, số hóa, cung cấp các dịch
vụ công phi địa giới hành chính, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong chuyển
đổi số, nhất là các đối tượng yếu
Theo STP Đồng Nai