Tân Phú - Xã Phú Thanh : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Địa phương Tân Phú - Xã Phú Thanh
Chào mừng quý vị đến với Website xã Phú Thanh huyện Tân Phú
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta tại huyện miền núi Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Cập nhật23-04-2020 03:39
1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta tại huyện miền núi Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đặng Thanh Sơn

Cá nhân tham gia: KS. Trần Bá Đạt, KS. Phạm Ngọc Hưng, KS. Nguyễn Minh Đức, ThS. Nguyễn An Đệ, ThS. Phạm Việt Hải, ThS. Nguyễn Thanh Thịnh, ThS. Đỗ Văn Quỹ, KS. Huỳnh Thị Bích Tuyền, KS. Nguyễn Thị Nguyên Vân, KS. Trần Đức Bình, KS. Nguyễn Tuấn Vũ, KS. Phạm Thị Mười, KS. Lê Thị Huyền.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Mục tiêu chung:

 Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình, tập huấn và hội thảo để nâng cao năng suất và chất lượng mãng cầu ta góp phần cải thiện thu nhập cho nhà vườn  ở huyện miền núi Tân phú, tỉnh Đồng Nai

- Mục tiêu cụ thể:

-Nắm bắt hiện trạng sản suất mãng cầu ta tại huyện Tân Phú, đánh giá những tồn tại so với tiêu chuẩn VietGAP và đề xuất giải pháp phát triển.

-Xây dựng được các mô hình trồng mới giống triển vọng; cải tạo và thâm canh tổng hợp vườn thời kỳ kinh doanh với diện tích 14ha, cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất tăng > 20% và hiệu quả kinh tế tăng > 15%.

- Xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta ở huyện Tân Phú theo tiêu chuẩn VietGAP với mục tiêu đạt chứng nhận 5ha trong thời gian thực hiện dự án.

-Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu ta cho người dân thông qua đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn và hội thảo đầu bờ để nhân rộng mô hình.

 5. Kết quả thực hiện:

-Đã điều tra khảo sát 60 hộ trồng mãng cầu trên địa bàn huyện Tân Phú. Kết quả cho thấy sản xuất mãng cầu ta ở Tân Phú còn theo kinh nghiệm là chính. Hầu hết vườn mãng cầu ta được nhân giống bằng phương pháp ương hạt. Số hộ được học tập, áp dụng tiến bộ KHKT chiếm tỷ lệ còn ít. Kỹ thuật bón phân phần lớn số hộ áp dụng liều lượng bón thấp, tỷ lệ các loại dinh dưỡng chưa cân đối và giai đoạn bón chưa phù hợp, dẫn tới năng suất không ổn định, chất lượng không đồng đều và tuổi thọ vườn cây thấp. Tỷ lệ hộ xử lý ra hoa thành công còn thấp. Phẩm cấp quả đáp ứng yêu cầu thị trường cao cấp chiếm tỷ lệ rất thấp. Sâu bệnh nhiều đặc biệt là rệp sáp, ruồi đục quả, sâu đục quả, bệnh đốm đen trên quả, bệnh thối gốc, bệnh đốm rong và đốm mốc. Đối chiếu với các tiêu chí VietGAP thì khu vực trồng mãng cầu ở Tân Phú có thể sản xuất theo VietGAP nhưng kỹ năng sản xuất của người dân chưa sẵn sàng, cần được huấn luyện, cũng như phải xây dựng và bổ sung nhiều về cơ sở vật chất cho sản xuất.

-Mô hình trồng mới và chăm sóc cây mãng cầu ta thời kỳ kiến thiết cơ bản: 01 ha mô hình đã được chuyển giao giống và kỹ thuật thâm canh. Qua 24 tháng sau trồng cây trong mô hình sinh trưởng và phát triển vượt trội so với sản xuất đại trà, phù hợp ở Tân Phú. Giống và kỹ thuật từ mô hình có khả năng nhân rộng trong sản xuất.

-Mô hình cải tạo thâm canh vườn mãng cầu thời kỳ kinh doanh: 13,3ha mô hình đã được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Kỹ thuật tác động trong lô mô hình giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt; năng suất tăng 31,89%; lợi nhuận tăng 27,99%; tỷ số lợi ích chi phí biên của mô hình so với đối chứng là 1,99 lần. Kỹ thuật của mô hình có thể nhân rộng ở nơi có điều kiện tương tự.

-Mô hình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP: 05ha mô hình đã được chứng nhận VietGAP, với năng suất cao, chất lượng tốt, sản phẩm an toàn.

-Đã thực hiện đủ 4 lớp tập huấn kỹ thuật trồng và thâm canh mãng cầu ta với 160 nhà vườn đã được học tập; đã đào tạo 15 kỹ thuật viên sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP và tổ chức 02 hội thảo đầu bờ.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 7/2013 đến tháng 5/2017

7. Kinh phí thực hiện:     triệu  đồng​

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.