Tân Phú - Xã Phú lâm : Nội dung - Nông thôn mới Tân Phú - Xã Phú lâm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030 Cập nhật10-12-2021 10:17
Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế, kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ và phát triển, sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, phát huy tiềm năng vai trò tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái…. Đó là mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
 

​Cụ thể, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 7,92% đến 9%/năm; giá trị sản xuất đồ gỗ và lam sản 2 tỷ USD vào năm 2025 và 3 tỷ USD vào năm 2030; trồng rừng sản xuất gần 2,5 ngàn ha đến 2025 và hơn 4,8 ngàn ha năm 2030; phục hồi rừng phòng hộ đến năm 2025 là gần 4 ngàn ha và đến năm 2030 trên 6 ngàn ha; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng khoảng 450 ngàn m3 đến năm 2025 và 870 ngàn m3 đến năm 2030; tổng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đến năm 2025 tăng 30%, du lịch sinh thái đến năm 2030 tăng 45%; nâng cao sản lượng rừng tự nhiên và diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững…Tỷ lệ lao động trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 30% vào năm 2025 và 45% vào năm 2030; đến năm 2025 có 20% và đến năm 2030 có 30% số hộ dân sản xuất lâm nghiệp hàng hóa. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định đạt 29%; đến năm 2022 có 100% diện tích chủ rừng được quản lý bền vững; rừng được nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng; đảm bảo an ninh môi trường rừng.
Các nhiệm vụ, giải pháp mà Đồng Nai tập trung thực hiện là tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách lâm nghiệp nhằm đa dạng các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững, hưởng lợi từ rừng, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng; cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng, chữa cháy rừng. Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư bảo vệ và phát triển rừng theo hướng hưởng lợi trực tiếp từ rừng. Tăng đầu tư của nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, điều tra quy hoạch rừng, xây dựng vườn giống, rừng giống chất lượng cao và đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp…
Xây dựng, triển khai hiệu quả các đề án, dự án, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp. Tổ chức triển khai hiệu quả các lĩnh vực lâm nghiệp như: quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; giao khoán, bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên; phát triển rừng; sử dụng rừng; nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, hội nhập quốc tế và ổn định dân cư. Bố trí, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp.
Ngoài ra, còn thực hiện các giải pháp như: Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến lâm; Tăng cường năng lực công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực; Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế; Tổ chức giám sát và đánh giá hiệu quả Chiến lược.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch. Đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc.
N.Minh

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.