Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nói
chung và xã Phú Lâm nói riêng, cải cách hành chính (với trọng tâm là cải cách thể chế và nội dung được quan
tâm hàng đầu là cải cách thủ tục hành
chính) được xem là một trong những
giải pháp quan trọng để đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách thủ
tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏ những
thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Thông qua việc cải cách thủ tục hành
chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục đối với môi trường kinh doanh và đời
sống của người dân, giúp cắt giảm
chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục
hành chính. Việc công khai, minh bạch
các thủ tục hành chính tạo cơ sở cho
quá trình thực hiện và tăng cường
khả năng giám sát thực thi công vụ của nhân
dân, các tổ chức, cá nhân, thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng
thời các cơ quan hành chính nhà nước
cũng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước. Việc thực hiện mô hình “một cửa” xã Phú Lâm đã tập trung các đầu mối giải quyết thủ tục hành chính từ
các cán bộ, công chức, các bộ phận về một đầu mối tại Ủy ban Nhân dân (UBND) thông qua Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên
quan, đảm bảo tính thông suốt và
giải quyết nhanh thủ tục hành chính cho nhân
dân ở địa phương trên địa bàn tỉnh, đóng một
vai trò quan trọng trong sự phát triển về mọi mặt ở
xã Phú Lâm.
1. Ý nghĩa đặc thù của việc thực
hiện cơ chế “một cửa” ở xã Phú Lâm
Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò
rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc
biệt là trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng của hành
chính; cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi (Hồ Chí Minh toàn tập
(tập 5) 1995, tr.371). Có thể thấy tầm quan trọng của cấp hành chính này trên một số phương diện sau:
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp
tổ chức và thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Thực tiễn cho thấy,
tuy đã có hệ thống đường lối, chính sách pháp luật đúng đắn, khoa học nhưng
chính quyền cấp xã hoạt động yếu kém thì đường lối, chính sách, pháp luật chưa
thật sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sức mạnh; ở nơi nào chính quyền
cấp xã hoạt động có hiệu quả thì ở đó đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước được thi hành nghiêm minh, chính trị được ổn định, kinh tế -
xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Chính quyền cấp
xã là nơi thể nghiệm một cách chính xác đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chính quyền cấp xã là cấp quản lý các
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở.
Hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu
lực, hiệu quả hoạt động trong cả bộ máy nhà nước.
Chính quyền cấp xã là cấp giải quyết
và chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng,
tình cảm của nhân dân. Chính quyền cấp xã còn là cầu nối giữa Đảng, Nhà
nước với nhân dân. Song song đó, chính quyền cấp
xã là cấp trực tiếp tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước cho nhân dân hiểu và thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật đó. Chính quyền cấp xã cũng là cấp nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng, ý chí của
nhân dân để phản ánh với cấp liên quan.
Phú Lâm là một xã đồng bằng thuộc huyện miền núi nằm ở
phía Đông Nam huyện miền núi Tân Phú- Tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm huyện 6,8
Km. Về vị trí: phía đông , phía nam giáp xã Phú Bình, phía tây giáp xã Phú
Thanh, Phú Xuân, phía bắc giáp xã Thanh Sơn; xã gồm có 5 ấp (trong đó ấp Thanh
Thọ 3 nằm cách trung tâm xã 2km), 4 ấp còn lại dân sống tập trung hai bên dọc
theo Quốc lộ 20. Xã có diện tích đất tự nhiên là 619,5Ha.
- Dân số toàn xã 3488 hộ,
14.495 khẩu, nữ 8617.
- 97% theo đạo thiên chúa, 3% theo các tôn giáo khác
và không tôn giáo.
- Địa bàn hẹp dân cư sống tập trung. Đời sống văn hóa
tinh thần từng bước được nâng cao, ANTT- ATXH được giữ vững, hoàn thành chỉ
tiêu giao quân hàng năm.
Trình độ chuyên môn của cán bộ, công
chức cấp xã không đồng đều nên việc tiếp thu và vận dụng các quy định mới của
pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, công chức ở xã về cải cách thủ tục
hành chính chưa thật sự sâu sắc, một số cán bộ, công chức còn chưa thích nghi
với cơ chế làm việc mới khi thực hiện giao dịch hành chính với công dân.
Xuất phát từ tầm quan trọng của chính
quyền cấp xã đối với sự phát triển kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của địa
phương nên việc thực hiện cơ chế “một
cửa” ở cấp xã thuộc xã Phú Lâm là việc làm
cần thiết và cũng nhằm cụ thể hóa định hướng hiện đại hóa nền hành chính của các
cấp lãnh đạo.
2.Việc thực hiện cơ chế “một cửa” ở cấp xã của xã Phú Lâm hiện nay
Cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính không còn là khái niệm xa lạ
đối với người dân khi có việc đến cơ quan công quyền để yêu cầu giải quyết thủ
tục hành chính. Cơ chế “một cửa” đã
làm thay đổi rõ nét trong cải cách thủ tục hành chính
mang tính phục vụ nhân dân. Việc công khai
quy trình, thời gian, thủ tục giải quyết giải quyết các loại hồ sơ hành chính
tại trụ sở các cơ quan công quyền giúp người dân không phải đi lại nhiều, bớt
trung gian, nhũng nhiễu, phiền hà. Cơ
chế “một cửa” cũng góp phần giải quyết hồ sơ
hành chính theo hướng đơn giản hơn, bãi bỏ nhiều thủ tục rườm rà không cần
thiết, rút ngắn thời gian giải quyết;
đặc biệt, cơ chế này đã bãi bỏ chế
độ biểu mẫu riêng của một số loại hồ sơ thay bằng biểu mẫu áp dụng chung cho
tất cả các xã. Xã Phú Lâm cũng đã ban hành nhiều quy định đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính nói chung
cũng như cải cách thủ thục hành chính theo cơ chế “một cửa” cấp xã nói riêng:
Việc triển khai thực hiện mô hình
“một cửa” cấp xã trên địa bàn xã Phú Lâm trong
những năm qua đạt được nhiều thành
tựu nổi bật. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh cơ bản như sau:
Thứ nhất, địa phương khẳng định rằng việc thực hiện cơ chế này đã đem
lại hiệu quả to lớn, góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền
và người dân, nền hành chính chuyển dần sang nền hành chính phục vụ.
Việc thực hiện giải quyết thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa” của UBND cấp xã Phú Lâm tạo thuận lợi cho người dân, doanh
nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính, giảm được tình trạng cá nhân,
tổ chức phải đi lại nhiều lần, phải qua nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính để
giải quyết công việc. Thông qua đó, tạo điều kiện để chính quyền gần dân hơn,
chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức; cá
nhân, tổ chức khi có nhu cầu giao dịch công việc không còn cảm giác ngại ngần
khi tiếp xúc
với các cơ quan hành chính.
Thứ hai, việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” của UBND cấp xã gắn liền với đơn
giản hóa chủ tục hành chính, cải cách
phương thức làm việc của cơ quan hành chính đã nâng cao tính chuyên nghiệp,
hiệu quả hoạt động của các cấp chính
quyền địa phương. Đồng thời, đây
cũng là biện pháp tích cực nhằm đổi
mới phương thức giải quyết công việc giữa cơ
quan nhà nước với cá nhân và tổ chức. Từ đó, từng bước tách dần công việc quản lý chuyên
môn với các công việc sự vụ nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý
của các cơ quan hành chính nhà nước và giải quyết tốt nhất các công việc liên
quan tới cá nhân và tổ chức. Qua kết quả khảo sát việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại một số xã,
tất cả người dân được khảo sát cho
rằng quy định về thời gian giải quyết công việc hiện nay là hợp lý, thực hiện thủ
tục hành chính
theo cơ chế “một cửa” giúp giải quyết
công việc nhanh hơn so với trước đây.
Thứ ba, thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” đã góp phần sắp xếp hợp lý tổ chức, cán
bộ, công chức và cơ sở vật chất, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước ở
từng địa phương.
Qua tổ chức thực
hiện cơ chế “một cửa”, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có điều
kiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng chuyên môn hoá, tách hoạt động
chuyên môn với hoạt động tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (bộ phận “một cửa”),
làm cho hoạt động của từng bộ phận mang tính chuyên nghiệp hơn. Quan hệ giữa
các bộ phận
chuyên môn với bộ phận “một cửa” được thể chế hoá bằng Quy chế phối hợp nên tạo
được sự gắn kết trách nhiệm trong việc giải quyết các công việc cho người dân
và tổ chức. Thông qua đó, giúp lãnh đạo cơ quan hành chính cấp trên có điều kiện tăng cường kiểm
tra, giám sát, quản lý hoạt động của các bộ phận trong cơ quan, bảo đảm phục vụ người dân và tổ chức ngày
càng tốt hơn.
Trong điều kiện của các địa phương
hiện nay, thực hiện cơ chế “một cửa”
giúp cho việc sắp xếp, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của cơ quan nhà
nước, hình thành môi trường làm việc lành mạnh,
nghiêm túc, trang trọng của cơ quan công quyền. Phần lớn cán bộ, công chức tại bộ phận “một cửa” được lựa chọn là những người có kinh
nghiệm, có năng lực, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm trong
phục vụ công dân và tổ chức và đã được người
dân đánh giá cao về thái độ
ứng xử và cách thức giải quyết công việc.
Thứ tư, thực hiện cơ chế “một cửa” đã tăng cường cơ chế giám sát
trong hoạt động của cơ quan hành chính, hạn chế tiêu cực trong đội ngũ cán bộ,
công chức.
Thực hiện tốt cải cách hành chính
theo cơ chế “một cửa” là điều kiện thuận lợi để phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cường sự giám sát của
nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước
và đội ngũ cán bộ, công chức. Qua đó, người dân có thể đóng góp ý kiến
đối với quy định trong các thủ tục hành chính, góp ý về tinh thần, thái độ phục vụ
của đội ngũ cán bộ công chức và chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước, từ đó
giúp cơ quan hành chính nhà nước
chấn chỉnh hoạt động của mình theo
đúng quy định của pháp luật, cải tiến quy
trình giải quyết công việc để nâng cao chất lượng
phục vụ người dân, tổ chức.
Thứ năm, kết quả thực hiện cơ chế “một cửa” đã góp phần quan trọng
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên
địa bàn tỉnh.
Việc thực hiện cơ chế “một cửa” giúp giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức
và công dân được thông thoáng, thuận tiện. Qua đó, làm cho các cá nhân, doanh
nghiệp và các nhà đầu tư hài lòng, tin tưởng vào chính sách phát triển kinh tế của địa phương.