Long Thành - Thị trấn Long Thành : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Tỉnh Long Thành - Thị trấn Long Thành
Chào mừng Quý vị đến với Website thị trấn Long Thành huyện Long Thành
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Nghiên cứu mô hình trồng cây sầu riêng xen măng cụt theo hướng GLOBALGAP tại Cẩm Mỹ - Đồng Nai Cập nhật23-04-2020 04:23
1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu mô hình trồng cây sầu riêng xen măng cụt theo hướng GLOBALGAP tại Cẩm Mỹ - Đồng Nai 2. Tổ chức ch

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ông Võ Thanh Phụng và Bà Nguyễn Kim Ngọc

Cá nhân tham gia: Bà Lâm Ngân Thủy Tuyền, Ông Nguyễn Quang Tuấn, Bà Lê Thị Hồng, Bà Ngô Ngọc Tú, Ông Trần Thanh Chi

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

 Góp phần vào hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác và xây dựng mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng GlobalGAP nhằm chuẩn bị cho việc đăng ký chứng nhận GlobalGAP trên cây sầu riêng và một số cây trồng khác trong Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai tại Cẩm Mỹ trong thời gian sắp tới.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá hiện trạng sản xuất sầu riêng tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

- Nghiên cứu một số vấn đề về sâu, bệnh, phân bón còn tồn tại để góp phần hoàn thiện quy trình canh tác sầu riêng theo hướng GlobalGAP tại vùng sầu riêng Cẩm Mỹ.

- Xây dựng một mô hình trồng mới sầu riêng xen măng cụt đạt yêu cầu ban đầu về vườn cây, canh tác và lưu trữ hồ sơ theo hướng GlobalGAP

5. Kết quả thực hiện:

- Hiện trạng sản xuất sầu riêng ở Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai: Các hộ trong điều tra chủ yếu trồng 2 giống sầu riêng là Moongthong và RI6, tuổi vườn cây phổ biến từ 5-10 năm, mật độ trồng sầu riêng ở Cẩm Mỹ phổ biến từ 156-204 cây/ha, các loại sâu hại chính gồm rầy nhẫy, sâu đục quả. Bệnh hại chủ yếu là bệnh xì mủ thối thân, thán thư, đốm rong. Biện pháp phòng trừ dịch hại là hầu hết dùng thuốc có nguồn gốc hóa học, người dân hầu như thu hoạch khi trái đã già và bán trực tiếp tại vườn không sơ chế sau thu hoạch.

- Thuốc trừ sâu có hoạt chất Buprofezin có hiệu quả phòng trừ rầy nhẩy tương tự như các nhóm thuốc Fenobucarb, Cypermethrin, Imidacloprid. Tuy nhiên 2 nhóm Fenobucarb, Cypermethrin đã bị hạn chế sử dụng theo quy định vì có độ độc cao, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và thiên địch.

- Thuốc trừ bệnh có hoạt chất Mancozeb640g/kg + Metalaxyl 40g/kg, Fosetyl Aluminium, Phosphorous acid có khả năng trừ bệnh xì mủ cao và có hiệu quả như nhau.

- Dùng 250g chế phẩm nấm đối kháng trichoderma kết hợp với 120kg phân bò ủ hoai cho 1 cây vừa giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt vừa giúp tăng khảng năng phòng bệnh xì mủ thối gốc trên cây sầu riêng.

- Mô hình sầu riêng trồng xen măng cụt giúp tận dụng được đất đai, dinh dưỡng và tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất, tuy nhiên cây măng cụt trồng trong mô hình phát triển chậm do trong những năm kiến thiết cơ bản chưa có biện pháp che bóng cho măng cụt hiệu quả.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 07/2012 đến tháng 07/2016

7. Kinh phí thực hiện: đồng​ 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.