2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp bền vững
Điện thoại: 02513 678 366 Fax: 02513 678 366
Địa chỉ: Trung Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai
3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Vũ Mạnh Hà
Đồng chủ nhiệm: Ths. Lương Thị Lan
Cá nhân tham gia:
Stt |
Họ và tên |
Chức danh khoa học |
Học hàm, học vị |
Giới tính |
1 |
Vũ Mạnh Hà |
Nghiên cứu viên |
Thạc sĩ |
Nam |
2 |
Lương Thị Lan |
Nghiên cứu viên |
Thạc sĩ |
Nữ |
3 |
Lê Thị Chung |
Nghiên cứu viên |
Kỹ sư |
Nữ |
4 |
Nguyễn Thanh Thủy |
Nghiên cứu viên |
Thạc sĩ |
Nữ |
5 |
Lê Thị Vân |
Nghiên cứu viên |
Kỹ sư |
Nữ |
6 |
Nguyễn Đăng Khoa |
Nghiên cứu viên |
Kỹ sư |
Nam |
7 |
Phạm Thị Xuân Diệu |
Nghiên cứu viên |
Kỹ sư |
Nữ |
8 |
Võ thúy Huỳnh |
Nghiên cứu viên |
Kỹ sư |
Nam |
9 |
Trần Thị Liên |
Nghiên cứu viên |
Kỹ sư |
Nữ |
10 |
Nguyễn Thanh Thịnh |
Nghiên cứu viên |
Thạc sĩ |
Nữ |
11 |
Nguyễn Văn Hiếu |
Nghiên cứu viên |
Kỹ sư |
Nam |
12 |
Hoàng Văn Hiệu |
Nghiên cứu viên |
Kỹ sư |
Nam |
13 |
Lê Văn Thành |
Kỹ thuật viên |
Kỹ thuật viên |
Nam |
14 |
Phan Lâm Lý |
Kỹ thuật viên |
Kỹ thuật viên |
Nam |
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm an toàn, sản phẩm được tiêu thụ thông qua ký kết hợp đồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà vườn trồng bưởi da xanh ở huyện Trảng Bom.
- Nắm bắt hiện trạng sản xuất và các mối nguy gây ô nhiễm các vùng trồng bưởi da xanh huyện Trảng Bom và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP;
- Xây dựng mô hình 10ha sản xuất bưởi da xanh giai đoạn kinh doanh đạt tiêu chuẩn VietGAP, năng suất tăng 15-20%, hiệu quả kinh tế tăng 20-25% so với vườn đối chứng.
- Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh với 1 – 2 doanh nghiệp thu mua trái cây.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP cho cán bộ kỹ thuật và nhà như: tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên, tham quan học tập các mô hình của dự án, hội thảo đầu bờ.
- Biên soạn sổ tay “Hướng dẫn sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Trảng Bom”: Sổ tay trình bày cô đọng, dễ hiểu, dễ áp dụng và có nhiều hình ảnh minh họa . Sổ tay được chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật, nhà vườn trên địa bàn huyện.
5. Kết quả thực hiện:
- Tăng thu nhập cho những nông hộ tham gia mô hình: Hiệu quả kinh tế trực tiếp từ các mô hình sản xuất bưởi da xanh đã được khẳng định trong thực tế với lợi nhuận trung bình trong mô hình vụ 1 tăng 41,84% (vườn trồng năm 2011) và tăng 46,58% (vườn trồng năm 2009) so với vườn đối chứng. Ở vụ 2 tăng 44,33% (vườn trồng năm 2011) và tăng 44,88% (vườn trồng năm 2009) so với vườn đối chứng.
- Dự án đã đào tạo được 30 kỹ thuật viên nòng cốt nắm bắt được kiến thức, làm chủ quy trình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP và 200 lượt nhà vườn hiểu biết và có thể áp dụng vào sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP. Với sự hỗ trợ và hướng dẫn của các kỹ thuật viên, nhà vườn trồng bưởi da xanh mạnh dạn áp dụng các biện pháp kỹ thuật VietGAP nhằm tăng năng suất và đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, đời sống người dân được cải thiện góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, ổn định an ninh chính trị ở địa phương.
- Sản phẩm đạt chất lượng và an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và sức khỏe của người lao động trong khu vực sản xuất.
- Đảm bảo phúc lợi cho người lao động.
- Quá trình tham gia thực hiện dự án, nhà vườn tham gia sản xuất bưởi da xanh đã từng bước ý thức việc tuân theo đúng quy trình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP để vừa tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe của người lao động.
- Sử dụng hợp lý và hiệu quả phân bón, thuốc BVTV, giảm tác động xấu đối với môi trường, vi sinh vật có ích cho cây trồng.
- Cải thiện dinh dưỡng đất, giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất, tăng độ phì nhiêu đất nhằm đảm bảo tính bền vững và thoái hóa đất.
- Sử dụng nguồn nước thích hợp và hiệu quả nên góp phần bảo vệ tài nguyên nước, giúp cho việc ứng phó tốt hơn với tình trạng hạn hán do biến đổi khí hậu.
6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2019
7. Kinh phí thực hiện: 2.391.395.000 đồng
NSNN hỗ trợ: 1.241.076.000 đồng