Trảng Bom - Xã Cây Gáo : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Địa phương Trảng Bom - Xã Cây Gáo
Chào mừng quý vị đến với Website xã Cây Gáo huyện Trảng Bom
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Xây dựng mô hình điểm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây cà phê và điều ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cập nhật20-04-2020 04:12
1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình điểm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây cà phê và điều ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Vũ Thị Minh Châu

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Đỗ Văn Thịnh

Cá nhân tham gia: KS. Đỗ Văn Thịnh, ThS. Vũ Thị Minh Châu, KS. Chu Thị An, KS. Phan Văn Dũng, KS. Lê Thị Huyền, KS. Đào Thị Ngoan, KS. Nguyễn Thị Hạnh, KS. Võ Thành Sâm, KS. Nguyễn Minh Hải, KTV. Phạm Thế Kha.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của nhà vườn khi sản xuất cà phê trong điều kiện hiện nay và đề xuất biện pháp giải quyết;

- Năng suất tăng từ 15 - 20% và hiệu quả kinh tế tăng từ 20 - 25% ở lô mô hình cưa đốn trẻ hóa so với lô đối chứng (không cưa đốn) đối với cây cà phê;

- Năng suất tăng từ 20 - 25% và hiệu quả kinh tế tăng từ 25 - 30% ở lô mô hình ghép cải tạo so với lô đối chứng (không ghép cải tạo) đối với cây cà phê;

- Năng suất tăng từ 10 - 15% ở lô mô hình trồng giống cà phê mới so với lô đối chứng (canh tác theo nhà vườn);

- Chuyển giao kỹ thuật cho các hộ trồng cà phê thông qua tập huấn, hội thảo đầu bờ và đào tạo kỹ thuật viên.

5. Kết quả thực hiện:

Hiệu quả kinh tế – xã hội

- Tăng thu nhập cho người tham gia mô hình: Hiệu quả kinh tế trực tiếp từ tổng

3 năm thực hiện ở các mô hình cà phê và điều đều đã được khẳng định lợi nhuận trong thực tế như sau: mô hình cưa đốn trẻ hóa vườn cà phê ở lô mô hình kỹ thuật là 52.734.160 đồng/ha cao hơn lô đối chứng 72,82%; mô hình ghép cải tạo vườn cà phê là 73.482.560 đồng/ha cao hơn lô đối chứng 149,19%; mô hình trồng mới thâm canh tổng hợp cây cà phê ở lô mô hình bước đầu đã cải thiện được năng suất, góp phần tăng thu

nhập so với đối chứng; mô hình cải tạo vườn điều già cỗi bằng trồng giống mới ở vườn mô hình bước đầu ta thấy đã cải thiện năng suất, góp phần tăng thu nhập so với vườn đối chứng; mô hình thâm canh tổng hợp vườn điều giai đoạn kinh doanh ở lô mô hình là 117.668.500 đồng/ha cao hơn lô đối chứng 60,51%.

- Dự án đã đào tạo 15 kỹ thuật viên; tập huấn và hội thảo 400 nhà vườn hiểu

biết và có thể thực hành quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, cây điều đạt hiệu quả cao. Với sự hỗ trợ và hướng dẫn của các kỹ thuật viên, nhà vườn trồng cà phê, điều mạnh dạn áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cà phê, điều.

- Tạo công ăn việc làm, đời sống người dân được cải thiện góp phần nâng cao

đời sống vật chất và văn hóa, ổn định an ninh chính trị ở địa phương.

Hiệu quả môi trường

- Quá trình tham gia thực hiện dự án người nông dân sản xuất cây cà phê, điều

đã từng bước ý thức việc tuân theo đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, điều đạt hiệu quả cao để vừa tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường vừa góp phần bảo vệ môi trường.

- Tăng cường kiến thức, kỹ năng giúp nhà vườn sử dụng hợp lý và hiệu quả phân

bón, nông dược giảm tác động đối với môi trường và đối với sức khỏe người sản xuất.

- Cải thiện dinh dưỡng đất, giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất, tăng độ phì nhiêu đất nhằm đảm bảo tính bền vững, giảm xói mòn và thoái hóa đất.

- Giúp tăng hiệu quả sử dụng đất; tăng diện tích phủ xanh, tác động có lợi cho môi trường

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 4/2015 đến tháng 5/2018

7. Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí: 2.755.143.000 đồng

(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm khoa học và công nghệ Đồng Nai).​

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.