Biên Hòa - Phường Bửu Hòa : noi-dung-tin Biên Hòa - Phường Bửu Hòa
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
KỶ NIỆM 85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28/7/1929- 28/7/2014) Cập nhật05-08-2014 08:59
Quá trình hình thành và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn gắn liền với những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trải qua các thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu cùng với nhân dân cả nước viết nên trang sử vẻ vang, truyền thống hào hùng của dân tộc, xứng đáng là giai cấp tiên phong, lãnh đạo trong mỗi thời kỳ cách mạng.

SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
         Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời gắn liền với hai cuộc khai thác thuộc điạ của thực dân Pháp. Ngày 01/9/1858 Pháp xâm lược nước ta và tiến hành kế hoạch khai thác thuộc điạ để bóc lột sức người và sức của của nhân dân Việt Nam. Từ năm 1897 đến năm 1914 thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Chúng tập trung đầu tư vào các ngành chủ yếu như đường sắt, hầm mỏ, một số xí nghiệp, đồn điền. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), công nhân Việt Nam có hơn 5 vạn người.
         Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột để bù đắp lại những tổn thất chiến tranh. Thực dân Pháp tập trung đầu tư vào phát triển một số ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt Đến cuối năm 1929, công nhân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp hơn 22 vạn người, trong đó chưa kể những người làm ở xí nghiệp nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng
        Trước sự vơ vét tài nguyên và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp,nhiều cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta và các phong trào đấu tranh của công nhân liên tiếp diễn ra nhưng đều bị thất bại. Trước tình hình đó, ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Qua nghiên cứu phong trào công nhân của nhiều nước ở Châu Âu và nghiên cứu phong trào đấu tranh của Công đoàn các nước thuộc địa, trong cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người viết: "Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền lớn để thành lập các tổ chức Công đoàn ở các nước thuộc điạ, nửa thuộc địa và phát triển Công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai". Và đặc biệt trong cuốn “Đường Cách Mệnh”, Người viết: "Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân; năm là giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới". Đồng thời, Người còn khẳng định: "Công hội là cơ quan của công nhân để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa".
           Để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước, tháng 6/1925 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, đào tạo nhiều thanh niên yêu nước. Trên cơ sở đó, từ năm 1925 -1929, nhiều cán bộ của Thanh niên cách mạng đồng chí hội đã trở về nước và hoạt động trong phong trào công nhân, nhờ đó mà phong trào công nhân và tổ chức Công hội phát triển mạnh ở Bắc kỳ, Nam kỳ và Trung kỳ.

          Đến giữa năm 1929 tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội không thể đảm đương nổi vai trò lãnh đạo phong trào công nhân cũng như phong trào cách mạng cả nước. Do đó, trong tổ chức "Thanh niên cách mạng đồng chí Hội" hình thành 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng ở Bắc kỳ (6/1929), An Nam cộng sản Đảng ở Nam kỳ (10/1929) và Đông Dương cộng sản Liên đoàn (1/1930) ở Trung kỳ. Sự ra đời của 3 tổ chức Đảng đó bước đầu đã đáp ứng được những đòi hỏi của phong trào cách mạng và phong trào công nhân cả nước. Ở miền Bắc trên cơ sở Công hội ở các xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền, Đông Dương cộng sản Đảng đã tổ chức thành hệ thống Công hội từ cơ sở đến liên tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định. Trước yêu cầu của cách mạng, để đẩy mạnh hơn nữa công tác công vận và tăng cường sức mạnh cho Công hội đỏ, Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương cộng sản Đảng đã Chỉ thị cho đồng chí Nguyễn Đức Cảnh- uỷ viên BCH lâm thời, triệu tập Đại hội thành lập Tổng công Hội đỏ Bắc kỳ. Ngày 28/7/1929 Hội nghị Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất họp tại nhà số 15 Hàng Nón - Hà Nội. Hội nghị đã bầu BCH lâm thời Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đứng đầu. Đại hội đã thông qua chương trình Điều lệ và ra "Báo Lao động" cùng tạp chí "Công hội đỏ" làm cơ quan ngôn luận của mình. Ngày 25/8/1983 Bộ Chính trị quyết định lấy Hội nghị công hội đỏ Bắc Kỳ ( 28/7/1929) làm ngày thành lập công hội đỏ cả nước và Công đoàn Việt Nam lấy ngày này làm ngày truyền thống.

         Có thể nói Hội nghị thành lập Công hội đỏ Bắc kỳ là một mốc son chói lọi có ý nghĩa to lớn trong tiến trình lịch sử phát triển của phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Đây là kết quả tất yếu của phong trào vận động công nhân và truyền bá lý luận Công đoàn cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đảng viên cộng sản vào phong trào công nhân nước ta. Đây cũng là thắng lợi của đường lối công vận Đảng ta. Tổng Công hội đỏ miền Bắc ra đời đáp ứng yêu cầu bức thiết của phong trào công nhân đang phát triển mạnh mẽ, đánh dấu sự trưởng thành của GCCN Việt Nam, đó là bước ngoặt về sự chuyển biến từ tự phát lên tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn của mình, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí nguyện vọng của đông đảo công nhân, lao động.
 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
Tiếng Việt | English
tim kiem