Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm
của Bác “đãi” với rau, thịt gà… những “sản phẩm” do chính Bác nuôi,
trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu
về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.
Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như
Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột…
Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm – chiến sĩ người dân
tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra
miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể:
“Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng
chờ ngay ngoài sân.
Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi
theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy
tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
– Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của
dân tộc mình.
Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng
bảo:
– Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy
kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?
Tôi thưa:
– Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân
tộc miền Nam
đều thương nhớ Bác.
Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn,
anh Bên, em Thơ…
Bác nói:
– Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ,
già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất
giỏi, chiến đấu giỏi”.
Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho
tất cả chúng ta.
Điểm thông tin phường An Hòa