
Tỉnh sẽ tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với một số sản phẩm chủ lực và có thế mạnh.
Phát triển các vùng sản
xuất hữu cơ đối với một số sản phẩm chủ lực
UBND
tỉnh vừa ban hành Quyết định số 4162/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch triển khai
thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2020-2030. Theo đó, mục đích của Kế hoạch là nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ
chức, cá nhân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ; Phát triển
nông nghiệp hữu cơ có hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, gắn với kinh tế tuần
hoàn trong sản xuất nhằm phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ; Xác định rõ
trách nhiệm, nội dung công việc cụ thể của các địa phương, cơ quan, đơn vị liên
quan trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh,
đưa Đồng Nai trở thành tỉnh có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng
các tỉnh tiên tiến trong khu vực.
Với
nhiều tiềm năng và lợi thế, Đồng Nai sẽ tập trung phát triển các vùng sản xuất
hữu cơ đối với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh và thế mạnh của địa phương.
Trong đó, ưu tiên các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho từng đối
tựng cây trồng, vật nuôi để sản xuất hữu cơ. Hình thành các vùng sản xuất các sản
phẩm bản địa, đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý…
Kế
hoạch đề ra mục tiêu hình thành các vùng sản xuất hữu cơ như: vùng trồng trọt hữu
cơ, vùng chăn nuôi hữu cơ, vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ. Đối với vùng trồng
trọt hữu cơ, xác định các vùng sản xuất hữu cơ phù hợp với các sản phẩm như:
lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, ca cao, hồ tiêu, cà phê, điều…từ đó xây dựng
kế hoạch chuyển đổi các vùng này sang sản xuất hữu cơ.
Trong
đó, vùng lúa hữu cơ có diện tích gieo trồng khoảng 500 ha vào năm 2025 và 1.000
ha đến năm 2030; vùng rau, đậu hữu cơ có diện tích gieo trồng khoảng 200 ha vào
năm 2025 và 500 ha đến năm 2030; vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ có diện tích
trồng khoảng 500 ha vào năm 2025 và 1.000 ha đến năm 2030; vùng trồng hồ tiêu hữu
cơ có diện tích trồng khoảng 200 ha vào năm 2025 và 500 ha đến năm 2030; vùng sản
xuất điều hữu cơ có diện tích trồng khoảng 400 ha vào năm 2025 và 700 ha đến
năm 2030; vùng ca cao hữu cơ có diện tích trồng khoảng 30 ha vào năm 2025 và 50
ha đến năm 2030…
Đối
với vùng chăn nuôi hữu cơ, tỉnh sẽ tập trung xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ
đối với các sản phẩm chủ lực như: mật ong, sản phẩm yến, thịt gia súc gia cầm.
Trong đó, với thế mạnh chăn nuôi heo sẽ phát triển vùng chăn nuôi heo hữu cơ đạt
khoảng 5.000 con vào năm 2025 và 10.000 con đến năm 2030; vùng chăn nuôi gia cầm
hữu cơ đạt khoảng 200.000 con năm 2025 và 500.000 con vào năm 2030; Riêng vùng
chăn nuôi bò hữu cơ gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô
xanh hữu cơ, đàn bò đến năm 2025 đạt khoảng 800 con và tăn lên 1.500 con vào
năm 2030; vùng nuôi ong hữu cơ cho sản lượng mật ong hữu cơ khoảng 100 tấn đến
năm 2025 và khoảng 300 tấn vào năm 2030; vùng nuôi yến hữu cơ đến năm 2025 cho
sản phẩm 300 kg và đạt 500 kg vào năm 2030.

Nông dân huyện Vĩnh Cửu đang trồng cây ăn trái theo hướng nông nghiệp hữu cơ.
Xây
dựng các vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ đối với các sản phẩm chủ lực như: tôm
nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa…Vùng nuôi trồng tập trung với
diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt 200 ha vào năm 2025 và khoảng
500 ha đến năm 2030…
Tập trung nghiên cứu
khoa học và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ
Để
tổ chức thực hiện nông nghiệp hữu cơ, kế hoạch đưa ra nhiều giải pháp thực hiện,
trong đó tập trung hoạt động cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp hữu cơ; thúc đẩy hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ; xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ gắn với
phát triển các chuỗi giá trị, đặc biệt là hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp
xây dựng các mô hình nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến sản phẩm
hữu cơ.
Bên
cạnh đó, hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ cao kết hợp
phát huy kiến thức bản địa, sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị; Nghiên cứu
phát triển và ứng dụng các chế phẩm sinh học, tác nhân phong trừ sinh học nhằm
giảm giá thành vật tư, nguyên liệu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các chế phẩm xử lý
môi trường trong nông nghiệp; Tăng cường nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm phân
bón hữu cơ hiệu quả gắn liền với nguồn nguyên liệu sẵn có; Bảo tồn, phục tráng,
khai thác, phát triển và xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các giống
cây trồng, vật nuôi bản địa, đặc hữu, có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế
cao.
Để triển khai Kế hoạch,
UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, xây dựng Chương trình khoa học
và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Trong
đó tập trung triển khai Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Đồng Nai đối với các
sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ; Đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế
trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vật tư đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
|
Lê Văn